Thành phố Hạ Long: thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội

Cập nhật: 06/03/2023 06:31

      Vượt qua giai đoạn khó khăn do tác động của dịch Covid-19, Thành phố Hạ Long bước vào năm mới Quý Mão 2023 với việc thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo. Bài viết này xin được báo cáo về kết quả tình hình kinh tế – xã hội năm 2022 và những định hướng, các giải pháp thực hiện trong năm 2023.

       Năm 2022, trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều thách thức do biến động nguồn nhiên liệu, trượt giá kéo dài… nhưng được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, tình hình kinh tế – xã hội của Thành phố Hạ Long đạt được kết quả khả quan; Các chỉ tiêu vượt đạt và vượt tiến độ kế hoạch. Các chỉ tiêu kinh tế: (1) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ước đạt 15,9% (nghị quyết giao tăng 15%), trong đó: Dịch vụ ước đạt 15,9% (nghị quyết giao tăng 15,7%); Công nghiệp và xây dựng ước đạt 16,0% (nghị quyết giao tăng 14,8%); Nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 8,2% (nghị quyết giao tăng 7,5%). (3) Thu nội địa các chỉ tiêu Thành phố thu (không tính tiền sử dụng đất, tiền thuê mặt đất, mặt nước, phí tham quan vịnh Hạ Long) tăng 15,1% (nghị quyết giao 15%); Tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân đạt 57,5% trong tổng chi ngân sách (nghị quyết giao trên 55%). (4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước tăng trưởng 12% (nghị quyết là trên 10%). (5) Thành lập mới 1.075 doanh nghiệp (nghị quyết giao tăng trên 1.000 doanh nghiệp). (7) Các chỉ số DDCI, Par Index, SIPAS, DGI và ICT (Quý I/2023 mới có đánh giá của tỉnh).

       Trong sắc xuân mới của năm Quý Mão 2023, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung càng thêm phấn khởi tự hào, đoàn kết chung sức, chung lòng phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng sung túc. Đặc biệt, Thành phố Hạ Long và cả nước nói chung vừa kiểm soát được dịch Covid-19, bắt đầu phục hồi kinh tế. Kết quả, sản xuất nông nghiệp đảm bảo sản lượng theo kế hoạch và chuyển dần theo hướng coi trọng chất lượng và giá trị gia tăng. Trong năm 2022, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng giá trị sản xuất các ngành kinh tế vẫn tăng trưởng ước đạt 15,9%, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Song song đó, chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm. Chương trình nông thôn mới và Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế – xã hội, bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trên địa bàn thành phố: Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện NQ 06 đồng nhất với Ban chỉ đạo thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, giảm nghèo theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

       Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng năm 2022 ước đạt 122.790 tỷ đồng tăng 16,0% so với năm 2021.… Du lịch trên địa bàn tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành ngành kinh tế mũi nhọn. Đã hoàn thiện và đang triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch thành phố Hạ Long đến năm 2025, tầm nhìn 2030. Chủ động thực hiện các biện pháp kích cầu du lịch ngay sau khi dịch bệnh Covid-19 dần được kiểm soát từng bước phục hồi ngành du lịch; quan tâm bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch sau dịch bệnh. Tính đến ngày 10/12, Thành phố đón trên 6,87 triệu lượt khách (bằng 440,8% so với cùng kỳ năm 2021, bằng 173% so với cùng kỳ năm 2020, bằng 61% so với cùng kỳ năm 2019); trong đó khách quốc tế đạt 311 nghìn lượt; doanh thu du lịch ước đạt 13.931 tỷ đồng (bằng 590,8% so với cùng kỳ năm 2021, bằng 146,5% so với năm 2020, bằng 62% so với năm 2019). Ước đến hết năm 2022, tổng số khách đạt 7,1 triệu lượt (bằng 444% so với năm 2021, bằng 169% so với năm 2020, bằng 60% so với năm 2019); tổng thu từ du lịch ước đạt 14.500 tỷ đồng (bằng 604% so với năm 2021, bằng 147% so với năm 2020, bằng 61% so với năm 2019).

        Trong năm 2022, Về phát triển kết cấu hạ tầng: Tiếp tục huy động tối đa mọi nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư; phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm liên thông tổng thể và hạ tầng kỹ thuật đôt thị giữ vững tiêu chí đô thị loại 1. Kiên trì thực hiện phương châm lấy đầu tư công dẫn dắt, thu hút mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng chiến lược, đồng hộ, hiện đại, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng; hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, khu, cụm công nghiệp, cảng biển. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ GPMB và tiến độ các dự án trên địa bàn.

Các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được triển khai tích cực. Đến ngày 10/12 thành phố giải quyết việc làm cho 6.670 lao động, ước cả năm giải quyết việc làm cho trên 7.250 lao động đạt trên 111,5% so với nghị quyết; Phát triển tăng mới 3.500 người tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện; cả năm phát triển tăng mới 3.538 người tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện, đạt 101% so với chỉ tiêu nghị quyết; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 89,2%; qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ 71,9 tăng 0,2% so với nghị quyết; Lao động chất lượng cao đạt 22,3% vượt chỉ tiêu nghị quyết. Công tác hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được triển khai kịp thời cho 5.360 người với 7.950 triệu đồng theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Công tác chăm sóc người có công và đối tượng bảo trợ xã hội được quan tâm, đảm bảo mọi chế độ chính sách của Trung ương, của tỉnh đều đến với đối tượng một cách nhanh chóng, kịp thời.

        An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo. Tổ chức thành công cuộc diễn tập khu vực phòng thủ thành phố, chỉ đạo 11 xã phường và 10 đơn vị tổ chức diễn tập phòng thủ đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Làm tốt công tác quản lý người nước ngoài, bảo đảm an ninh tôn giáo, dân tộc, chưa phát hiện vấn đề phức tạp liên quan an ninh trật tự. Tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh tư tưởng, văn hóa, an ninh mạng…; bảo vệ an toàn các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các sự kiện lớn diễn ra trên địa bàn.

Chỉ số cải cách hành chính: tổ chức Hội nghị phân tích, đánh giá kết quả các Chỉ số của Thành phố năm 2021; phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức triển khai thực hiện điều tra khảo sát chỉ số Đo lường sự hài lòng của người dân với chính quyền (SIPAS) năm 2022. Đạt 100% công dân được khảo sát đánh giá rất hài lòng/hài lòng, không có đánh giá không hài lòng.  Công tác giải quyết thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai đã có chuyển biến tích cực, cơ bản khắc phục được những tồn tại đã được chỉ ra trong năm 2021; Đã tiếp nhận 45.418 hồ sơ, chiếm 81,2% tổng hồ sơ tiếp nhận thuộc thẩm quyền của thành phố, giải quyết trước và đúng hạn đạt 97,08%, tăng 2% so với năm 2021.

        Về giáo dục, đào tạo: Tích cực đổi mới phương pháp, chú trọng giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, quan tâm đến giáo dục thể chất, hoạt động nghiên cứu khoa học, câu lạc bộ khởi nghiệp, hướng nghiệp trong trường phổ thông. Tiếp tục là đơn vị dẫn đầu trong toàn tỉnh về chất lượng và số lượng giải học sinh giỏi các cấp.

Bên cạnh những mặt tích cực, tình hình kinh tế – xã hội năm 2022 trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. những khó khăn về thị trường tiêu thụ, xuất nhập khẩu hàng hóa, đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga – Ukaine, tình trạng cung cấp điện thiếu ổn định, giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu và một số loại hàng hóa cơ bản tăng cao đã tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh và mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội; công tác xây dựng giá đất còn nhiều vướng mắc; thị trường lao động thiếu hụt; thị trường bất động sản trầm lắng; các dự án đầu tư và kinh doanh bất động sản có xu hướng chững lại… đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, Chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất chưa đạt dự toán giao. Công tác xây dựng giá đất còn chậm dẫn đến khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư. Công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện một số dự án chưa đạt tiến độ yêu cầu, chất lượng tư vấn còn hạn chế; giải ngân vốn đầu tư còn chưa đạt so với các mốc chỉ đạo của tỉnh, Trung ương. Công tác giải quyết kiến nghị của nhân dân luôn được quan tâm chỉ đạo nhưng có việc chưa triệt để, đã giải thích nhưng nhân dân vẫn còn chưa hiểu rõ, dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, tiềm ẩn mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; còn một số vụ việc giải quyết chưa đảm bảo theo quy định. Lực lượng lao động chưa tham gia BHXH vẫn còn nhiều; tình trạng thiếu lao động cục bộ trong mùa du lịch, chất lượng lao động trong ngành du lịch còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, giá trị bản sắc văn hoá vùng cao để phát triển du lịch cộng đồng; tiến độ triển khai thực hiện một số chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số còn chậm, một số chỉ tiêu chưa có cơ sở thống kê, đánh giá. Việc triển khai một số nhiệm vụ chỉ đạo của Tỉnh, Thành ủy, HĐND thành phố có một số nội dung chưa kịp thời; việc bao quát công việc có thời điểm còn chưa sâu sát. Tai nạn giao thông trên một số tuyến đường tăng so với năm 2021: tuyến đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả, tuyến đường tránh qua thành phố Hạ Long (QL279 mới).

      Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện năm 2022 và nhận định, dự báo tình hình thời gian tới, UBND Thành phố đã đề ra mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 (Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 15,5 %). Theo đó, UBND Thành phố sẽ tập trung cho 10 nhiệm vụ trọng tâm như: Giữ vững thành quả phòng, chống dịch COVID-19; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, có phương án ứng phó hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra. Đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng; cơ cấu lại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức cạnh tranh, tính bền vững của nền kinh tế. Phát triển, phục hồi ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, dịch vụ ngày càng giữ vai trò chủ đạo. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo; phát triển hợp lý, bền vững ngành công nghiệp khai khoáng. Phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp để nâng cao chất lượng giá trị gia tăng của sản phẩm, gắn với Chương trình nông thôn mới và chương trình phát triển kinh tế – xã hội 12 xã. Nâng cao hiệu quả điều hành thu, chi ngân sách và đầu tư công. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược. Huy động mọi nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội đồng bộ, hiện đại; thúc đẩy liên kết vùng. Đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chuyển đổi số. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số. Tăng cường quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Phát triển văn hóa – xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh, phúc lợi, tiến bộ và công bằng xã hội, hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần. Tăng cường công tác thanh tra, tư pháp, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh; duy trì và mở rộng phát triển, hoạt động quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển. Xây dựng chính quyền địa phương liêm chính, phục vụ, kiến tạo phát triển, thực sự “của dân, do dân, vì dân”, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tăng cường công tác thông tin tuyên tuyền, tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023.

         Trên tinh thần phấn khởi, tự hào với những thành quả đã đạt được và nghiêm túc nhìn nhận những khó khăn, hạn chế trong năm 2022 và đề ra nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023, Thành phố Hạ Long đã cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2022 – năm đầu thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách 2022 – 2025 trong điều kiện có nhiều thuận lợi, tiếp nối thành quả giữ vững địa bàn “An toàn – Ổn định – Phát triển”, thực hiện thành công “mục tiêu kép” toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân hãy tự tin bước vào năm mới – xuân Quý Mão 2023 mang khí thế mới, quyết tâm thực hiện hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà trong năm 2023.

Tin liên quan