Giới thiệu

VIỆN NGHIÊN CỨU THANH TRA VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Viện Nghiên cứu Thanh tra và Phòng, chống tham nhũng (RIICP) được thành lập theo Quyết định số 1221/QĐ – LHHVN ngày 26/11/2018 của Liên Hiệp hội Việt Nam và được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận hoạt động khoa học…

VIỆN NGHIÊN CỨU THANH TRA VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Viện Nghiên cứu Thanh tra và Phòng, chống tham nhũng (RIICP) được thành lập theo Quyết định số 1221/QĐ – LHHVN ngày 26/11/2018 của Liên Hiệp hội Việt Nam và được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ số đăng ký: A-2003 ngày 07/12/2018.

I. Cơ sở pháp lý hoạt động

Viện Nghiên cứu Thanh tra và phòng, chống tham nhũng (sau đây gọi tắt là Viện) là tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp Hội Việt Nam), hoạt động theo Luật khoa học và công nghệ ngày 18/6/2013, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ, Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

II. Tư cách pháp nhân

  1. Tên Viện

– Tên tiếng Việt: Viện Nghiên cứu Thanh tra và phòng, chống tham nhũng

– Tên tiếng Anh: Reseach Institution of Inspection and Corrupti Prevention

– Tên viết tắt bằng tiếng Anh: RIICP

  1. Trụ sở

Địa chỉ: Nhà T2, Khu Đô Thị Trung Hòa – Nhân Chính, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Và Địa chỉ: Phòng 409, Nhà B3A Nam Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

  1. Viện có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng.
  2. Trong quá trình hoạt động, Viện có thể mở thêm văn phòng đại diện, chi nhánh tại các địa phương khác trong cả nước theo quy định của Nhà nước và của Liên hiệp Hội Việt Nam. Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh là những đơn vị không có tư cách pháp nhân độc lập, được thành lập với sự đồng ý bằng văn bản của Liên hiệp Hội Việt Nam.

III. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ

3.1. Chức năng, nhiệm vụ

Chức năng

Tập hợp các nhà khoa học, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý kinh tế, luật pháp để thực hiện các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu các cấp nhà nước/bộ/tỉnh về kinh tế – xã hội, công tác thanh tra và phòng chống tham nhũng.

Nhiệm vụ

– Nghiên cứu khoa học: thực hiện các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu các cấp nhà nước/bộ/tỉnh về kinh tế – xã hội, công tác thanh tra và phòng chống tham nhũng;

–  Dịch vụ khoa học và công nghệ: ứng dụng, chuyển giao các kết quả nghiên cứu vào thực tế, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực nguồn nhân lực kinh tế – xã hội, công tác thanh tra và phòng chống tham nhũng; áp dụng công nghệ vào nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, phòng chống tham nhũng và các hoạt động kinh tế – xã hội; tổ chức các hội nghị, hội thảo, đưa tin, phổ biến thông tin, in ấn các phẩm Khoa học có liên quan.

– Hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Viện.

3.2. Quyền hạn, nghĩa vụ

Quyền hạn

a) Thực hiện các quyền ghi trong Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ, Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31/3/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Điều lệ và các quy định của Liên hiệp Hội Việt Nam và Điều lệ của Viện Nghiên cứu Thanh tra và phòng, chống tham nhũng.

b) Tự chủ tổ chức bộ máy, nhân lực, tài chính và hạch toán độc lập; ký kết hợp đồng kinh tế, các thỏa thuận hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước thực hiện nhiệm vụ của Viện theo quy định của pháp luật và của Liên hiệp Hội Việt Nam.

c) Xây dựng kế hoạch hoạt động và thực hiện các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được phê duyệt.

d) Công bố, quảng cáo, giới thiệu, chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản, các quy định khác của pháp luật và của Liên hiệp Hội Việt Nam.

e) Hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân góp vốn, tài trợ bằng tiền mặt, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện theo quy định của pháp luật.

g) Thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật khoa học và công nghệ, quy định của Liên hiệp các Hội Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan.

Nghĩa vụ

a) Viện tuân thủ pháp luật, Điều lệ và các quy định của Liên hiệp Hội Việt Nam, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện đã được Liên hiệp Hội Việt Nam phê duyệt.

b) Hoạt động theo đúng các nội dung đã được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học – công nghệ; thực hiện công tác tài chính theo quy định, đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế, nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác; bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc đã công bố, tuân thủ các quy định của pháp luật khi hoạt động trong các lĩnh vực cần có điều kiện;

c) Thực hiện chế độ báo cáo với Liên hiệp Hội Việt Nam và cơ quan đăng ký hoạt động khoa học – công nghệ, các cơ quan chức năng theo quy định;

d) Bảo vệ lợi ích quốc gia, giữ bí mật về khoa học – công nghệ, đóng góp vào sự phát triển của Liên hiệp Hội Việt Na

IV.Tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện

  1. Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Thanh tra và phòng, chống tham nhũng.
  2. Hội đồng khoa học.
  3. Ban điều hành Viện (Viện trưởng, Phó Viện trưởng) và Kế toán trưởng.
  4. Văn phòng và các đơn vị chuyên môn
  5. Văn phòng đại diện, chi nhánh.

Thứ nhất: Hội đồng quản lý Viện

Tổ chức

a) Sau khi có Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Thanh tra và phòng, chống tham nhũng, Hội đồng sáng lập Viện được chuyển thành Hội đồng quản lý Viện và là cơ quan quyết định cao nhất của Viện, tồn tại trong suốt quá trình hoạt động pháp nhân của Viện và chỉ chấm dứt trong trường hợp Viện giải thể.

b) Hội đồng quản lý Viện được Liên hiệp Hội Việt Nam ra quyết định công nhận.

c) Hội đồng quản lý Viện có thể bổ sung, thay đổi thành viên khi được nhất trí của trên 2/3 số thành viên Hội đồng và được lập thành văn bản lưu hồ sơ.

d) Hội đồng quản lý Viện gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các thành viên sáng lập còn lại và thành viên được bổ sung.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý Viện

a) Xác định phương hướng và kế hoạch phát triển của Viện.

b) Xây dựng và quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn và hàng năm của Viện.

c) Thông qua các kế hoạch tài chính và quyết toán tài chính của Viện.

d) Thông qua cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động và quản lý, các hình thức khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Viện trưởng.

đ) Bầu bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch trong số các thành viên của Hội đồng quản lý Viện và đề nghị Liên hiệp Hội Việt Nam ra quyết định công nhận.

e) Đề nghị Liên hiệp Hội Việt Nam ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Viện trưởng; thông qua chức danh Phó Viện trưởng, Kế toán trưởng do Viện trưởng đề nghị để trình Liên hiệp Hội Việt Nam ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm.

g) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện và đề nghị Liên hiệp Hội Vịêt Nam ra quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ.

h) Kiểm tra, giám sát hoạt động và tài sản, tài chính của Viện.

i) Quyết định việc tự giải thể Viện và đề nghị Liên hiệp Hội Việt Nam ra quyết định giải thể.

k) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

Trách nhiệm của Hội đồng quản lý Viện

a) Chịu trách nhiệm về những nghị quyết, quyết định của Hội đồng.

b) Ban hành các quyết định, nghị quyết hợp pháp, đúng Điều lệ Viện đã được Liên hiệp Hội Việt Nam phê duyệt.

Hoạt động và nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý Viện

a) Hội đồng quản lý Viện họp định kỳ 6 tháng/lần hoặc được triệu tập họp bất thường trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng hoặc của trên 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý Viện.

b) Nội dung cuộc họp và các quyết định của Hội đồng quản lý Viện phải được lập thành văn bản. Cuộc họp có giá trị khi ít nhất có 2/3 ủy viên Hội đồng dự họp. Các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý Viện được thông qua và có hiệu lực khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng chấp thuận.

Quyền hạn và trách nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện

a) Điều hành và quản lý hoạt động của Hội đồng quản lý Viện. Triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản lý Viện, xây dựng nội dung trình hội nghị.

b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng quản lý Viện.

c) Ký các văn bản, nghị quyết thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý Viện.

d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý Viện giữa hai kỳ họp.

Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện có nhiệm kỳ 5 năm và được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế và có thể bị miễn nhiệm khi chưa hết nhiệm kỳ. Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện có thể kiêm chức vụ Viện trưởng.

Quyền và trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện

a) Thực hiện các công việc do Chủ tịch ủy quyền.

b) Thay mặt Chủ tịch điều hành hoạt động của Hội đồng khi Chủ tịch vắng mặt và được ủy quyền.

Thứ hai: Hội đồng khoa học

Hội đồng khoa học của Viện gồm các nhà khoa học và chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, quản lý, tư vấn và đào tạo. Hội đồng khoa học có nhiệm vụ tư vấn cho Viện trưởng trong việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đánh giá, thẩm định và phản biện các đề tài, dự án, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của Viện.

Hội đồng khoa học gồm Chủ tịch, thư ký và một số thành viên do Viện trưởng mời sau khi thông qua Hội đồng quản lý Viện và ra quyết định thành lập, hoạt động theo quy chế của Viện.

.Viện cũng có thể thành lập các Hội đồng chuyên ngành gồm những người trong Viện và ngoài Viện phù hợp với từng vấn đề chuyên môn cụ thể.

Thư ba: Ban điều hành Viện

  1. Viện trưởng

a) Viện trưởng do Liên hiệp Hội Việt Nam bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm trên cơ sở biên bản họp của Hội đồng sáng lập Viện (được gửi kèm theo hồ sơ xin thành lập Viện) hoặc đề nghị của Hội đồng quản lý Viện.

b) Viện trưởng là người tổ chức và điều hành, thực hiện mọi hoạt động hàng ngày của Viện theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý Viện; đại diện và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Liên hiệp Hội Việt Nam về mọi hoạt động của Viện.

c) Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng

– Chủ tài khoản, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; duy trì, phát triển tài sản, tài chính của Viện.

– Điều hành các hoạt động và các vấn đề liên quan đến công việc hằng ngày của Viện, các chế độ quản lý tài chính kế toán của một đơn vị hạch toán độc lập theo quy định về tài chính của Nhà nước và Liên hiệp Hội Việt Nam.

– Xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động và quản lý, các hình thức khen thưởng, kỷ luật; ban hành các quy chế, đề xuất khen thưởng, kỷ luật của đơn vị.

– Lựa chọn các Phó Viện trưởng và Kế toán trưởng thông qua Hội đồng quản lý Viện để trình Liên hiệp Hội Việt Nam ra quyết định bổ nhiệm.

– Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý bộ phận của Viện (trừ chức danh Phó Viện trưởng, Kế toán trưởng).

– Ra quyết định thành lập hoặc giải thể các đơn vị chuyên môn của Viện theo nghị quyết của Hội đồng quản lý Viện.

– Tuyển dụng lao động, ký hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

– Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động, kể cả các chức danh quản lý.

– Các quyền và nhiệm vụ khác tuân theo Điều lệ của Viện, quy định của pháp luật, Điều lệ và quy định của Liên hiệp Hội Việt Nam.

d) Nhiệm kỳ của Viện trưởng là 05 năm, được quy định trong Quyết định bổ nhiệm của Liên hiệp Hội Việt Nam.

2. Phó Viện trưởng

a) Phó Viện trưởng do Liên hiệp Hội Việt Nam bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng. Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng trong việc điều hành Viện theo sự phân công và ủy quyền của Viện trưởng.

b) Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được Viện trưởng phân công hoặc ủy quyền.

c) Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng là 05 năm, được quy định trong Quyết định bổ nhiệm của Liên hiệp Hội Việt Nam.

Thứ tư:  Kế toán trưởng

a) Kế toán trưởng là người giúp việc Viện trưởng thực hiện công tác tài chính, kế toán của Viện; chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động tài chính, kế toán của Viện theo đúng các quy định về tài chính và kế toán của Nhà nước.

b) Kế toán trưởng do Liên hiệp Hội Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng.

c) Nhiệm kỳ của Kế toán trưởng là 05 năm, được quy định trong Quyết định bổ nhiệm của Liên hiệp Hội Việt Nam.

Thứ năm: Văn phòng/phòng hành chính và các đơn vị chuyên môn

Viện có văn phòng/phòng hành chính và các đơn vị chuyên môn (các đơn vị này không có tư cách pháp nhân độc lập). Việc thành lập văn phòng/phòng hành chính và các đơn vị chuyên môn cũng như bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng, phó trưởng các đơn vị này do Viện trưởng quyết định.

Nhân lực

a) Nhân lực của Viện bao gồm các cán bộ chính thức không thuộc biên chế Nhà nước, các cán bộ kiêm nhiệm và cộng tác viên tự nguyện tham gia hoạt động tại Viện. Người làm việc cho Viện được hưởng lương, phụ cấp và các lợi ích khác của Viện trên cơ sở hoàn thành khối lượng công việc được giao.

b) Quyền hạn, nghĩa vụ của các cá nhân, đơn vị của Viện được quy định chi tiết trong Quy chế hoạt động của Viện và trong các điều khoản hợp đồng lao động do các bên tham gia thỏa thuận ký kết.

c) Cá nhân, đơn vị của Viện có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế hoạt động của Viện. Cá nhân, đơn vị nào vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật; nếu gây thiệt hại tài chính công, sẽ phải bồi thường hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.

 Các cơ quan báo chí đã liên kết với Viện Nghiên cứu Thanh tra và Phòng, chống tham nhũng

1. Báo Nhân Dân Điện tử (Ban chấp hành Trung Ương)
2. Báo Điện tử Đại biểu Quốc hội (Văn phòng Quốc hội)
3. Cổng thông tin Điện tử (Thanh tra Chính phủ)
4. Báo Công an Nhân dân Điện tử

5. Báo Quân Đội Nhân dân
6. Báo Công lý (Tòa án nhân dân tối cao)
7. Báo Pháp Luật Việt Nam (Bộ Tư pháp)
8. Báo Giao thông Điện tử (Bộ giao thông vận tải)
9. Báo Điện tử Xây dựng (Bộ Xây dựng)
10. Báo Tiếng nói Việt Nam (Đài Tiếng nói Việt Nam)
11. Báo Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
12. Báo Điện tử Kinh tế và Đô thị (UBND Thành phố Hà Nội)
13. Báo Nhà báo và Công luận (Hội Nhà Báo Việt Nam)
14. Tạp chí Điện tử mặt trận (Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam)
15. Tạp chí Ngân Hàng (Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam)
16. Tạp chí Văn Hóa Doanh nghiệp Việt Nam (Hiệp hội phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam)
17. Tạp chí Người Làm Báo Điện tử (Hội Nhà Báo Việt Nam)

18. Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam (Liên Đoàn Luật sư Việt Nam)

19. Báo Lâm Đồng điện tử