Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các nhà khoa học về xây dựng Nhà nước pháp quyền

Cập nhật: 02/07/2021 06:40

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các chuyên gia, nhà khoa học. Ảnh: THỐNG NHẤT (TTXVN) Trên cơ sở đó, chiều 1/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng đề án đã chủ trì buổi làm việc với các chuyên gia, nhà nghiên cứu pháp…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các chuyên gia, nhà khoa học. Ảnh: THỐNG NHẤT (TTXVN)

Trên cơ sở đó, chiều 1/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng đề án đã chủ trì buổi làm việc với các chuyên gia, nhà nghiên cứu pháp lý uy tín của đất nước để lắng nghe những ý kiến góp ý vào việc xây dựng đề án quan trọng này. Cùng dự có đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Nội chính T.Ư, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng đề án.

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại Cương lĩnh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung năm 2011) đã đề cập đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Luận điểm quan trọng này đã được cụ thể hóa trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI và Hiến pháp 2013: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật, tổ chức quản lý bằng pháp luật.

Chủ tịch nước cho rằng, sau 35 năm đổi mới, nhất là 10 năm thực hiện Cương lĩnh, tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta đã có những bước phát triển mới. Nổi bật là: Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; nội dung, phương thức quản lý nhà nước từng bước được điều chỉnh phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Hệ thống pháp luật được hoàn thiện một bước hết sức căn bản. Vai trò của pháp luật và thực thi pháp luật ngày càng được chú trọng trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội. Việc phân công, phân cấp, phối hợp kiểm soát quyền lực giữa cơ quan nhà nước, các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp có chuyển biến tích cực hơn. Bộ máy nhà nước bước đầu được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, gắn với tinh giản biên chế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Có bốn cải cách quan trọng bao gồm: Cải cách tư pháp, cải cách hành chính, cải cách giáo dục, cải cách tiền lương được coi là đột phá trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Tổ chức bộ máy của tòa án, viện kiểm sát, các cơ quan điều tra, cơ quan bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện toàn, bảo vệ tốt hơn lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, công dân.

Tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền của nước ta trong giai đoạn đổi mới đến nay đã làm cho đất nước phát triển tốt hơn, ổn định; đời sống nhân dân được cải thiện; cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên mọi mặt. Đặc biệt, niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chế độ được củng cố.

Chủ tịch nước cũng chỉ rõ một số bất cập, hạn chế như: Việc đổi mới chưa đồng bộ giữa kinh tế và tổ chức, bộ máy. Cơ chế kiểm soát quyền lực; cơ chế giám sát, vai trò giám sát của nhân dân, cơ quan dân cử chưa đạt mong muốn đề ra. Việc chấp hành pháp luật chưa nghiêm. Chế tài xử lý chưa đủ mạnh; việc xử lý vi phạm chưa kịp thời, chưa đủ răn đe. Cải cách tư pháp, cải cách hành chính chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu phát triển đất nước.

Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước đề nghị các nhà khoa học, các chuyên gia cho ý kiến vào một số vấn đề như: Phạm vi của đề án, nội dung nghiên cứu, các chuyên đề chuyên sâu thực hiện đề án và việc phân công, tổ chức thực hiện xây dựng dự thảo đề án.

Qua nghe ý kiến của các nhà khoa học tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cho rằng, các ý kiến góp ý lần này là “tinh hoa” của giới luật học Việt Nam, nếu được tháo gỡ, triển khai tốt sẽ có thể tạo ra bước đột phá trong xây dựng, phát triển đất nước. Chủ tịch nước cho biết, đề án dự kiến sẽ được thông qua trong chương trình  làm việc của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Chủ tịch nước khẳng định, các ý kiến góp ý tại buổi làm việc lần này sẽ được tiếp thu đầy đủ trong quá trình hoàn thiện kế hoạch xây dựng đề án. Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, mở các hội thảo trên một số lĩnh vực khác để tiếp thu các ý kiến đóng góp về đề án.

theo Báo nhân dân điện tử

https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-lam-viec-voi-cac-nha-khoa-hoc-ve-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-653246/

Tin liên quan

Hà Nội: 20.000 đại biểu được tập huấn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở - Cập nhật: 23/04/2024 10:51
Hoạt động của HĐND các tỉnh, thành phố – những điểm nhấn trách nhiệm Bài 3: Chuyển biến thực chất, hiệu quả hơn qua đối thoại - Cập nhật: 08/04/2024 12:58
Tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn pháp luật cho phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới - Cập nhật: 02/04/2024 09:02
Nghiệm thu Đề tài nghiên cứu khoa học về đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp - Cập nhật: 13/10/2023 22:32
Đảng ủy Bộ VHTTDL: Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng năm 2023 - Cập nhật: 04/10/2023 19:50
Hưng Yên: Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đại biểu HĐND tỉnh và Thường trực, lãnh đạo các Ban HĐND cấp huyện - Cập nhật: 28/09/2023 15:39
Hơn 200 cán bộ được nâng cao kiến thức về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật - Cập nhật: 30/08/2023 08:40
Khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII - Cập nhật: 22/08/2023 08:44
Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Cập nhật: 21/08/2023 14:55
Giữ gìn, phát triển tinh thần liêm chính khoa học - Cập nhật: 15/04/2022 13:12