Công bố báo cáo về tham nhũng trong lĩnh vực y tế

Cập nhật: 25/07/2020 17:34

Báo cáo của Cơ quan Chống tham nhũng Nam Phi (Corruption Watch) chỉ ra tác động tàn phá của “bão” tham nhũng đối với cuộc sống của người dân khi nó càn quét qua lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe.

Ảnh: Pixabay.com

Theo Corruption Watch, tác động này đã gia tăng trong bối cảnh hiện tại, khi đại dịch Covid-19 lan rộng ở Nam Phi và ngành Y tế nơi đây đang đứng trước những khó khăn, thách thức vô cùng lớn để đối phó với dịch bệnh.

“Vấn đề lớn nhất của chúng tôi là việc phân bổ nguồn lực khan hiếm cho ngành Y tế cộng đồng vốn ốm yếu”, nhà nghiên cứu của Corruption Watch, Melusi Ncala, tác giả của báo cáo cho biết.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2012, Corruption Watch đã nhận được khoảng 700 khiếu nại, tố cáo tham nhũng liên quan đến y tế.

Đánh giá của Corruption Watch nhấn mạnh một thực tế đáng lo ngại về những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, đó là người già, phụ nữ và trẻ em. Tham nhũng y tế xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ tham ô tiền cho tới mua sắm bất thường, dẫn tới tình trạng thiếu thuốc men và thiết bị y tế bị hỏng hóc; hoặc áp lực phải hối lộ để được tiếp cận các dịch vụ y tế – vốn là quyền cơ bản của con người.

Tham nhũng được đánh giá là trở ngại lớn nhất đối với chăm sóc sức khỏe cho người dân Nam Phi ở cả khu vực công và tư nhân.

Corruption Watch cho biết, họ hi vọng những phát hiện của mình sẽ có thể đem tới sự thay đổi tốt hơn cho chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của hơn 80% người dân Nam Phi phải dựa vào 4.300 cơ sở y tế công cộng.

Trong khi đó, Hội đồng các Chương trình y tế đã ước tính, gian lận trong chăm sóc sức khỏe tư nhân lên tới 22 tỷ R mỗi năm.

Cũng theo Corruption Watch, trong y tế, tham nhũng phổ biến nhất tại lĩnh vực việc làm (39%), tiếp đến là mua sắm (22%), và chiếm dụng tài nguyên (16%). Trong lĩnh vực việc làm, tham nhũng biểu hiện ở sự vắng mặt của các cán bộ y tế tại cơ sở y tế công, vấn đề gia đình trị và thiên vị, bổ nhiệm các ứng viên không phù hợp… Tham nhũng việc làm diễn ra nhiều nhất ở Northern Cape (55%), sau đó là Mpumalanga (51%), và KwaZulu-Natal (36%).

Tham nhũng trong mua sắm thường được thấy là thổi giá, bất thường trong trao thầu, ưu ái các nhà cung cấp và “lại quả” các quan chức khi hợp đồng được trao. Hầu hết các vụ việc tham nhũng trong mua sắm ngành Y tế được báo cáo ở Limpopo (50%), Free State (46%) và Western Cape (28%).

Ngọc Anh – thanhtra.com.vn

https://thanhtra.com.vn/phong-chong-tham-nhung/tin-tuc/cong-bo-bao-cao-ve-tham-nhung-trong-linh-vuc-y-te-168508.html

 

Tin liên quan

Đề nghị bổ sung 04 dự án Luật và 01 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 - Cập nhật: 27/11/2024 08:41
Cao Bằng: Tổng kết 10 năm thi hành Luật Tiếp công dân của HĐND các cấp - Cập nhật: 27/11/2024 07:44
Tuần cuối Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV (ngày 25-30/11): Quốc hội xem xét công tác nhân sự, thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng - Cập nhật: 25/11/2024 14:27
Bế mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Bảo đảm chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội - Cập nhật: 20/11/2024 08:57
Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Kỳ 4: Dấu ấn ngành Tư pháp - Cập nhật: 19/11/2024 08:47
Công tác đảng, công tác chính trị trong 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam - Cập nhật: 18/11/2024 08:41
Đột phá từ Trung ương - Cập nhật: 15/11/2024 09:58
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn - Cập nhật: 13/11/2024 10:16
Đổi mới mạnh mẽ việc ban hành, quán triệt, thực hiện Nghị quyết của Đảng - Cập nhật: 12/11/2024 12:51
Lắng nghe, thấu hiểu và quyết liệt tháo gỡ - Cập nhật: 11/11/2024 10:08