Quang cảnh buổi tọa đàm. |
Tham dự buổi tọa đàm có đại diện các đại sứ quán và tổ chức quốc tế; đại diện lãnh đạo nhiều ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ lý luận; trung tâm quốc gia nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học phục vụ việc hoạch định đường lối, chủ trương, chiến lược phát triển đất nước. Công tác hợp tác quốc tế của Học viện có vai trò quan trọng, trực triếp góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trọng yếu mà Đảng và Chính phủ giao.
Học viện hiện có quan hệ hợp tác với hơn 60 nước và gần 200 đối tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trung, cao cấp, nghiên cứu, tư vấn chính sách ở khắp các châu lục và khu vực trên thế giới. Đặc biệt là hợp tác đạo tạo với: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Singapore trong chương trình đào tạo lãnh đạo cấp cao.
Các đại biểu dự tọa đàm |
Phát biểu đề dẫn tọa đàm, đồng chí Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện nêu rõ, hằng năm, Học viện phối hợp hệ thống các trường chính trị đào tạo từ 12 đến 15 nghìn cán bộ trung cấp, cao cấp. Các hoạt động hợp tác quốc tế của Học viện đã và đang góp phần quan trọng, tích cực và hiệu quả vào công tác đổi mới khung chương trình, nội dung đào tạo, kỹ năng, phương pháp quản lý đào tạo, nghiên cứu tổng kết thực tiễn và tư vấn chính sách, đồng thời tăng cường năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ trung, cao cấp của Việt Nam; lãnh đạo các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp nhà nước; góp phần nâng cao năng lực làm việc trong môi trường quốc tế. Nhất là trong điều kiện thích ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời đại, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, tăng trưởng bao trùm, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và kinh nghiệm phát triển bền vững,…
Hội nghị bàn giao chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Học viện Chính trị
Hợp tác quốc tế trong đào tạo góp phần quan trọng hình thành các chuyên ngành và bộ môn khoa học mới (như: lãnh đạo học và chính sách công, quyền con người, truyền thông chính sách, giới và lãnh đạo nữ, an ninh chiến lược,…) cũng như các thiết chế học thuật mới bao gồm: Trung tâm Chia sẻ tri thức quốc tế, Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, Trung Tâm Việt-Úc (VAC), Văn phòng Dự án Việt-Nhật (JICA), Dự án Việt-Hàn (KOICA), Việt-Singapore, nhóm nghiên cứu an ninh chiến lược, nhóm nghiên cứu về đối tác xây dựng lòng tin và phối hợp hành động châu Á (CICA)… Trong 5 năm gần đây, hoạt động hợp tác quốc tế, cùng với hoạt động khoa học nói chung đã đóng góp vào hơn 60 báo cáo kiến nghị chính sách của Học viện trình Trung ương, Chính phủ và Quốc hội, cũng như gửi tới các bộ, ban, ngành địa phương.
Đồng chí Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu tại tọa đàm. |
Tại tọa đàm, các nhà ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế ghi nhận những kết quả, thành tựu trong công tác hợp tác quốc tế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 75 năm qua đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Công tác hợp tác quốc tế của Học viện đã và đang không ngừng được mở rộng quy mô, chất lượng ngày càng thực chất, hiệu quả, góp phần trực tiếp vào nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cũng như nghiên cứu tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Đánh giá cao quan hệ đối tác chiến lược giữa UNDP và Học viện trong suốt hơn 30 năm qua, bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú Chương trình Liên hợp quốc (UNDP) khẳng định, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và UNDP, nhất là từ 2012 đến nay, đã cùng hợp tác xây dựng hệ thống khung năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nghiên cứu tư vấn chính sách, là nhịp cầu kết nối các chuyên gia quốc tế với Việt Nam để thúc đẩy việc đạt được Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững ở Việt Nam.
Tọa đàm cũng tập trung chỉ ra những hạn chế, bất cập, phân tích và làm rõ những bài học kinh nghiệm, nguyên nhân, gợi mở, đề xuất phương hướng, gii pháp thiết thực nhằm tăng cường tính hiệu quả của công tác đối ngoại tại Hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thời gian tới.