Toàn cảnh Hội nghị |
Đến dự có đồng chí Phan Thị Hiên, Phó Vụ trưởng Vụ Dân vận các cơ quan Nhà nước, Ban Dân vận Trung ương; đồng chí Lê Chí Hướng, Uỷ viên Ban chấp hành, Phó Trưởng Ban Tổ chức Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương; đồng chí Trần Thị Kim Anh, Phó Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam cùng đại diện Bộ Nội vụ, Cục An ninh chính trị nội bộ A03, Bộ Công an, Ban chính sách pháp luật và quan hệ lao động Công đoàn Viên chức Việt Nam.
Các đại biểu tham dự Hội nghị. |
Về phía Bộ Tư pháp có đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Mai Lương Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp cùng gần 400 đại biểu là đại diện cho công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ.
Đồng chí Hà Ánh Bình, Phó Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp, Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam. |
Theo Báo cáo tại Hội nghị, năm 2024, Bộ, ngành Tư pháp đã bám sát sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội, sự điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, nỗ lực vượt qua khó khăn, tập trung triển khai toàn diện, kịp thời, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao.
Cụ thể, công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là lĩnh vực được Bộ, ngành Tư pháp xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và dành nhiều thời gian, nguồn lực để tham mưu, cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tư pháp đã kịp thời nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất các giải pháp đổi mới công tác xây dựng pháp luật theo tư tưởng chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhất là tập trung triển khai các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật.
Đồng thời tham mưu Chính phủ tiếp tục dành nhiều thời gian để thảo luận, bàn về công tác pháp luật tại các Phiên họp Chính phủ thường kỳ và 11 Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật; tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội thông qua 03 luật, 01 nghị quyết; trình Chính phủ ban hành 06 nghị định; tiếp tục nghiên cứu xây dựng 05 luật để tham mưu Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại các Kỳ họp tiếp theo.
Đoàn Chủ tịch Hội nghị gồm Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh và Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp Khương Thị Thanh Huyền. |
Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bám sát thực tiễn và gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, năm 2024, Bộ Tư pháp đã tiếp nhận, phân loại, kiểm tra 3.040 văn bản; đồng thời cùng với các bộ, ngành hoàn thành và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luậttiếp tục được triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bám sát các định hướng chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, các Kế hoạch, Đề án PBGDPL đã được ban hành.
Công tác thi hành án dân sự (THADS), theo dõi thi hành án hành chính (THAHC) năm 2024 đạt mức cao nhất từ trước đến nay, nhất là thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Cụ thể, các cơ quan THADS đã thi hành xong 620.657 việc, đạt tỉ lệ 83,88% (tăng 0,62%) so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn 0,63% so với chỉ tiêu được giao. Về tiền: Đã thi hành xong hơn 116.531 tỷ đồng, đạt tỉ lệ 51,84% (tăng 5,06%) so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn 5,39% so với chỉ tiêu được giao. Công tác theo dõi THAHC cũng tiếp tục được cơ quan THADS thực hiện nghiêm, trách nhiệm theo quy định.
Đồng chí Khương Thị Thanh Huyền, Chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp. |
Các mặt công tác khác như hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước; bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý; quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về pháp luật… đều đạt kết quả đáng ghi nhận.
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được Ban cán sự đảng, Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc. Hầu hết các lĩnh vực công tác của Bộ, Ngành đã được điều chỉnh bằng các quy chế, quy định; quyền làm chủ của công chức, viên chức, người lao động được bảo đảm; công chức, viên chức được tham gia, được biết, được giám sát hoạt động của Bộ, Ngành trong những vấn đề có liên quan và theo quy định của pháp luật. Các quy định về dân chủ cơ sở đã được tuyên tuyền, quán triệt, phổ biến, góp phần tăng cường nhận thức cho đảng viên, công chức, viên chức; tạo môi trường làm việc dân chủ, cởi mở hơn trong cơ quan Bộ và các đơn vị thuộc Bộ…
Tiếp đó, Hội nghị đã nghe và thảo luận các Báo cáo: công khai tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, phân bổ dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2025 của Bộ Tư pháp; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị tại Bộ Tư pháp năm 2024; kết quả thực hiện công tác cán bộ của Bộ Tư pháp năm 2024; kết quả nâng cao đời sống công chức, viên chức, người lao động năm 2024, đề xuất giải pháp năm 2025 của Công đoàn Bộ Tư pháp năm 2022; kết quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ công tác thanh tra nhân dân năm 2025.