Ảnh minh họa.
Ngày 09/9, Bộ Công an đã có Công điện gửi Công an các đơn vị, địa phương về việc tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh, thành phố sau bão số 3 (Yagi).
Các Công an địa phương gồm: Phú Thọ, Quảng Ninh, Hi Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang; cùng Thủ trưởng các đơn vị Công an.
Bộ Công an đề nghị các đơn vị nghị tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưu lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi Trung du Bắc Bộ.
Trong đó, Giám đốc Công an các địa phương chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, khẩn trương rà soát, thống kê chi tiết cc khu vực nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất để kịp thời tham mưu sơ tán, di dời người dân cùng phương tiện, tài sản đến nơi an toàn. Đồng thời, khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão, mưa lũ, vệ sinh môi trường để sớm ổn định cuộc sống, sản xuất; hỗ trợ lương thực, thực phẩm (gạo, mỳ tôm, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết khác), thuốc men.
Chủ động phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn tính mạng, tài sản cho người dân và Nhà nước; phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm lợi dụng bão lũ, thiên tai để hoạt động; kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết khng để người và phương tiện tham gia giao thông lưu thông khi không bảo đảm an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
Riêng, Công an tỉnh Phú Thọ triển khai ngay các biện pháp phối hợp khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu. Trong đó, tập trung công tác cứu nạn, cứu hộ và tham mưu cấp ủy, chính quyền kịp thời động viên, thăm hỏi, hỗ trợ người bị nạn, nhanh chóng ổn định tình hình an ninh, trật tự.
Bộ Công an cũng yêu cầu Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc và trường giáo dưỡng, Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng tập trung chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam bảo đảm an toàn trụ sở, tuyệt đi khng để can, phạm nhân bỏ trốn và khẩn trương khắc phục hậu quả thiệt hại do bão, mưa lũ gây ra.
Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động chủ động phương án huy động tăng cường, điều động lực lượng, phương tiện chi viện cho Công an các địa phương bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ trong trường hợp cần thiết.
Cục Y tế, Bệnh viện 198, Bệnh viện Y học Cổ truyền chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh, tai nạn thương tích, cấp phát thuốc sau bão, mưa lũ. Trước mắt, phối hợp với Công an các địa phương, nhất là Công an tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Lào Cai, Cao Bằng… để nắm tình hình, hướng dẫn cứu người bị nạn và triển khai các biện pháp khi cần thiết.
theo TRẦN NGUYÊN- Tạp chí luật sư VN
https://lsvn.vn/khong-de-toi-pham-loi-dung-bao-lu-thien-tai-de-hoat-dong-1725922701.html