Đại biểu trẻ em dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ nhất. (Ảnh: Duy Linh) |
Theo các thống kê, hiện cả nước có hơn 25 triệu trẻ em; trong đó, 100% trẻ em dưới sáu tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, gần 100% trẻ em đến độ tuổi được đến trường, 95% trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine. Đời sống tinh thần, vui chơi giải trí, môi trường giao tiếp xã hội của trẻ em ngày càng phong phú, đa dạng, được các cấp, các ngành và cả xã hội quan tâm, chăm lo.
Mặc dù đạt nhiều kết quả quan trọng và khá toàn diện, nhưng công tác giáo dục, chăm sóc, bảo vệ trẻ em vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều trẻ em ở miền núi, vùng cao, vùng dân tộc thiểu số chưa được tiếp cận dịch vụ giáo dục, chăm sóc y tế chất lượng cao, chưa được bảo đảm tốt về dinh dưỡng. Trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi, trẻ không nơi nương tựa còn cần nhiều hơn nữa sự quan tâm của các cơ quan nhà nước và cộng đồng. Tình trạng trẻ bị bạo lực, xâm hại, tai nạn, thương tích còn xảy ra ở nhiều địa phương. Không ít trẻ em đang bị ảnh hưởng tiêu cực từ những thông tin trên mạng internet, thiếu các sân chơi lành mạnh, bổ ích, an toàn…
Hiện cả nước có hơn 25 triệu trẻ em; trong đó, 100% trẻ em dưới sáu tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, gần 100% trẻ em đến độ tuổi được đến trường, 95% trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine.
Nắm bắt thực trạng nêu trên, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương đã phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”.
Phiên họp tại hội trường Diên Hồng lần đầu được triển khai với 263 đại biểu thiếu nhi tiêu biểu đóng vai đại biểu Quốc hội và những chức danh lãnh đạo chủ chốt của Quốc hội, Chính phủ. Các đại biểu “Quốc hội trẻ em” đã đề ra nhiều giải pháp không chỉ qua việc phát biểu ý kiến, mà còn trực tiếp tranh luận, giải trình và đặc biệt là thông qua Nghị quyết như một báo cáo kiến nghị của trẻ em đến thực trạng, giải pháp về hai nội dung của phiên họp là “Phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em” và “Bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo, trên môi trường mạng”.
Cụ thể, có ý kiến đại biểu cho rằng, chính sự bất cẩn, thiếu quan tâm của gia đình là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn thương tích ở trẻ em. Không những vậy, nhiều bậc phụ huynh còn thiếu kiến thức, kỹ năng chăm sóc, giáo dục phù hợp nhưng lại xem nhẹ các vấn đề của con em, đã trực tiếp khơi “hố sâu” khoảng cách giữa cha mẹ và con, gây không ít ảnh hưởng tiêu cực mà tiêu biểu là khiến một bộ phận trẻ em tự ti, khép kín hơn, ngại giao tiếp.
Các đại biểu “Quốc hội trẻ em” đã đề ra nhiều giải pháp không chỉ qua việc phát biểu ý kiến, mà còn trực tiếp tranh luận, giải trình và đặc biệt là thông qua Nghị quyết như một báo cáo kiến nghị của trẻ em đến thực trạng, giải pháp về hai nội dung của phiên họp là “Phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em” và “Bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo, trên môi trường mạng”.
Trong khi đó, việc trẻ em bị xâm hại, bắt nạt trên mạng internet hiện đã và đang hằng ngày để lại nhiều hậu quả nặng nề. Bởi, thay vì dần quên những ký ức không vui sau một thời gian, thì nỗi ám ảnh do bị xâm hại, bắt nạt trên môi trường mạng sẽ ngày càng gia tăng, thậm chí tạo tâm lý “không lối thoát” cho trẻ em…
Dù chỉ là một phiên họp giả định, nhưng những đề xuất, ý kiến xác đáng, được thể hiện với phong thái tự tin, chững chạc cùng suy nghĩ sâu sắc, chín chắn của các đại biểu “Quốc hội trẻ em” đã cho thấy sự cần thiết thúc đẩy việc tham gia sớm của trẻ em vào các hoạt động chính trị, xã hội, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của trẻ em, hướng cho trẻ em trở thành những công dân có trách nhiệm với đất nước, xã hội và khả năng trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai.
Nghị quyết của Phiên họp giả định chính là cơ sở để thời gian tới, Quốc hội, Chính phủ và các ban, ngành, đoàn thể tham khảo, nghiên cứu, tiếp nhận, có sự chuẩn bị tốt hơn trong quá trình ban hành các chính sách pháp luật về các vấn đề có liên quan tới trẻ em.