Theo đó, việc nghiên cứu đề tài hướng tới mục tiêu làm sâu sắc hơn lý luận, đánh giá quy định của pháp luật, tổng kết thực tiễn tình hình khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính, đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về khiếu nại hành chính liên quan đến đối tượng của khiếu nại hành chính, góp phần bảo về quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của con người.
Theo đánh giá của Hội đồng, việc nghiên cứu đề tài hiện nay là rất cần thiết, công tác giải quyết khiếu nại hành chính đang gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Do đó, việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần giải quyết những tồn tại, bất cập đang đặt ra. Đối với nội dung nghiên cứu, các thành viên hội đồng đề nghị phần lý luận, phải xác định yếu tố hình thành cơ sở khoa học xác định đối tượng của khiếu nại hành chính trong đó chú trọng, quan niệm, đặc điểm, tiêu chí, hình thức thể hiện khiếu nại hành chính và cơ sở để xác định phương thức khiếu nại hành chính.
Hội đồng đề nghị Ban chủ nhiệm đề tài xem xét, nghiên cứu tiếp thu ý kiến góp ý để hoàn thiện đề cương nghiên cứu. Hội đồng thống nhất phê duyệt thuyết minh đề tài để triển khai năm 2017 – 2018.
Cùng ngày, Thanh tra Chính phủ tổ chức phê duyệt thuyết minh đề tài khoa học cấp cơ sở “Thanh tra tài chính doanh nghiệp – Thực trạng và giải pháp” do ThS. Tăng Thị Thiệm, Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Vụ Kế hoạch Tài chính và Tổng hợp, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm và đề tài “Phân định thẩm quyền trong hoạt động thanh tra – Những vấn đề đang đặt ra” do ThS. Lê Văn Đức, Nghiên cứu viên, Viện Khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm. ThS. Đặng Khánh Toàn, Vụ trưởng Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm chủ tịch hội đồng, chủ trì buổi họp.
Sau khi nghe các ý kiến góp ý, hội đồng đề nghị Ban chủ nhiệm 02 đề tài tiếp thu và thống nhất phê duyệt thuyết minh để triển khai nghiên cứu./.
Thanh Loan – cổng thông tin điện tử Thanh tra chính phủ
http://www.thanhtra.gov.vn/ct/news/Lists/NghiemThuDeTaiKhoaHoc/View_Detail.aspx?ItemID=47