Ảnh minh hoạ. |
Vấn đề này không dễ có câu trả lời ngay, nhưng dứt khoát phải có câu trả lời. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong một số cuộc làm việc cũng đã yêu cầu làm việc nào ra việc đó, làm việc nào dứt việc đấy; phân công nhiệm vụ bảo đảm “5 rõ” (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả).
Vấn đề Tổng Bí thư đặt ra và yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ càng khiến dư luận tin tưởng, ủng hộ việc chắc chắn phải đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”.
Về cuộc cách mạng tinh gọn, phải ghi nhận trong những năm qua, bộ máy tổ chức cán bộ đã phần nào được tinh gọn theo hướng hiệu quả, giảm sự chồng chéo và cải thiện năng lực quản lý. Đây là cơ sở để nâng cao năng suất lao động, tối ưu hóa nguồn lực và đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Nhờ đó, năm 2024, Việt Nam đạt được kết quả nổi bật trên tất cả lĩnh vực, trong đó kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt 7,09%, cao nhất khu vực và thế giới trong bối cảnh khó khăn toàn cầu.
Tuy nhiên, trước ngưỡng cửa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc; rất nhiều yêu cầu lớn phải tập trung giải quyết; trong đó tinh gọn bộ máy phải thực hiện quyết liệt hơn nữa. Vì vậy, Chính phủ đã trình Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền địa phương chủ động hơn trong giải quyết công việc, đồng thời nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan hành chính; trao quyền tự quyết, chủ động nhiều hơn cho các cấp chính quyền. Bên cạnh đó, là sắp xếp nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý công việc và cải thiện sự phục vụ của Nhà nước với người dân.
Với những chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước như đã nêu trên; cùng những động thái thực hiện quyết liệt của Chính phủ; chắc chắn vấn đề “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm” sẽ sớm được giải quyết.