Thủ đoạn chiếm quyền điều khiển điện thoại thông qua app giả mạo

Cập nhật: 01/08/2023 10:21

Nếu cài đặt ứng dụng giả mạo, nạn nhân có thể bị chiếm quyền điều khiển điện thoại, sau đó bị đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng.

Ảnh minh họa.

Theo Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP. Hà Nội, thời gian gần đây, xuất hiện các phần mềm giả mạo ứng dụng của cơ quan thuế nhằm lấy cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng. Mục đích của những kẻ đứng đằng sau các ứng dụng giả mạo này là chiếm đoạt tài sản.

Trong trường hợp nạn nhân cài đặt các phần mềm, ứng dụng giả mạo cơ quan thuế, họ có nguy cơ bị chiếm quyền điều khiển điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến điện thoại của nạn nhân sẽ bị ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do kẻ lừa đảo quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân.

Khi chiếm quyền, đối tượng xấu có thể điều khiển điện thoại di động, máy tính của nạn nhân từ xa để soạn, gửi tin nhắn SMS, mở khóa thiết bị, bật tắt mạng Internet, truy cập wifi, đọc, ghi danh bạ, lịch sử cuộc gọi, thực hiện cuộc gọi,…

Nguy hiểm hơn, kẻ xấu còn có thể tự thực hiện khôi phục mật khẩu tài khoản, tự đăng ký các dịch vụ Internet Banking, Smart Banking, thay đổi hạn mức giao dịch của tài khoản ngân hàng, sau đó đánh cắp tiền trong tài khoản của bị hại.

Đặc biệt, các tin nhắn xác thực mã OTP, chuyển tiền đều bị phần mềm gián điệp ẩn và chuyển cho các đối tượng lừa đảo mà chủ điện thoại không hề hay biết.

Bên cạnh app giả mạo, đối tượng xấu còn dùng các thành tựu của công nghệ trí tuệ nhân tạo như deepfake, deep voice,…, tạo ra các video giả mạo cán bộ thuế để lừa đảo.

Trước tình hình tội phạm mạng diễn biến phức tạp, Công an TP. Hà Nội khuyến cáo người dân tuyệt đối không tải hoặc cài đặt ứng dụng của cơ quan thuế qua các đường dẫn không chính thống được gửi qua tin nhắn, email,…

Người dùng tuyệt đối không cho phép bất kỳ cá nhân nào truy cập trực tiếp vào máy tính, điện thoại của mình để hỗ trợ cài đặt, sử dụng phần mềm của cơ quan thuế. Khi cài đặt các ứng dụng, người dân cần kiểm tra kỹ thông tin, quyền truy cập và các tính năng, tránh cài đặt ứng dụng yêu cầu cấp quyền truy cập tệp tin, tin nhắn, điều khiển màn hình,…

Trong trường hợp nhận được tin nhắn trên các nền tảng mạng xã hội và cuộc gọi bất thường, có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần trình báo cơ quan công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

theo MINH QUÝ – Tạp chí luật sư VN

https://lsvn.vn/thu-doan-chiem-quyen-dieu-khien-dien-thoai-thong-qua-app-gia-mao-1690845933.html

Tin liên quan

Tuần cuối Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV (ngày 25-30/11): Quốc hội xem xét công tác nhân sự, thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng - Cập nhật: 25/11/2024 14:27
Bế mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Bảo đảm chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội - Cập nhật: 20/11/2024 08:57
Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Kỳ 4: Dấu ấn ngành Tư pháp - Cập nhật: 19/11/2024 08:47
Công tác đảng, công tác chính trị trong 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam - Cập nhật: 18/11/2024 08:41
Đột phá từ Trung ương - Cập nhật: 15/11/2024 09:58
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn - Cập nhật: 13/11/2024 10:16
Đổi mới mạnh mẽ việc ban hành, quán triệt, thực hiện Nghị quyết của Đảng - Cập nhật: 12/11/2024 12:51
Lắng nghe, thấu hiểu và quyết liệt tháo gỡ - Cập nhật: 11/11/2024 10:08
Tuần làm việc thứ 4, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Trọng tâm là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn - Cập nhật: 11/11/2024 09:04
90 tác phẩm được trao Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” - Cập nhật: 10/11/2024 11:24