Phát hiện hơn 800.000 camera giám sát bị chia sẻ dữ liệu hình ảnh công khai trên mạng Internet

Cập nhật: 28/08/2024 15:04

242

   Hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện hơn 800.000 camera giám sát của Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu hình ảnh công khai trên mạng Internet.

Ảnh minh hoạ. 

Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến người dân về dự thảo Thông tư Ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn thông tin cơ bản cho camera giám sát sử dụng giao thức Internet”. Theo dự báo đến năm 2025, Việt Nam sẽ có hơn 20 triệu camera giám sát được sử dụng.

Các thiết bị camera giám sát là mt trong những đối tượng được tin tặc nhắm tới trong các cuộc tấn công và tiềm ẩn nhiều rủi ro bị khai thác, xâm nhập và chiếm quyền điều khiển. Hậu quả là thông tin, dữ liệu của người dùng có thể bị thu thập trái phép, sau đó được sử dụng cho các mục đích lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức; thiết bị camera bị chiếm quyền điều khiển và sử dụng cho các cuộc tấn công mạng, phát tán các chương trình, phần mềm độc hại lây lan trong các hệ thống thông tin.

Bên cạnh đó, hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hiện hơn 800.000 camera giám sát của Việt Nam đang bị chia sẻ dữ liệu hình ảnh công khai trên mạng Internet, trong số đó có 360.000 camera (chiếm 45%) có nguy c, điểm yếu, lỗ hổng dễ bị khai thác tấn công, chiếm quyền điều khiển. Trên mạng xã hội, hàng trăm hội nhóm đã công khai rao bán hình ảnh và video lộ lọt từ camera giám sát, mỗi nhóm có hàng nghìn thành viên với các mức phí từ 200 nghìn đến 1 triệu đồng.

Cũng theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong năm 2021, trung bình hàng tháng có khoảng 1 triệu địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng IP botnet, trong đó có 48.690 địa chỉ IP liên quan trực tiếp đến các mã độc từ camera giám sát (chiếm khoảng 5%).

Ngoài ra, nhóm nguy cơ thứ hai đến từ việc phần lớn các hệ thống thông tin sử dụng camera giám sát chưa được triển khai công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng theo cấp độ theo quy định tại Ngh định số 85/2016/NĐ-CP. Khoảng 90% các hệ thống này chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng trước khi đưa vào vận hành khai thác cũng như đánh giá an toàn thông tin mạng định kỳ hàng năm.

Do đó, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn thông tin cơ bản cho camera giám sát sử dụng giao thức Internet được xây dựng và ban hành nhằm mục đích quản lý, tăng cường bảo đảm an toàn cho hệ thống IP Camera.

Cụ thể, Quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo các biện pháp an ninh như quản lý mật khẩu an toàn, cập nhật phần mềm định kỳ, và bảo vệ giao tiếp dữ liệu để ngăn chặn tấn công từ chối dịch vụ (DoS) và các mối đe dọa bảo mật khác. Cùng với đó thiết lập các quy tắc mã hóa dữ liệu v qun lý quyền truy cập để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân. Quy chuẩn này giúp ngăn chặn việc đánh cắp dữ liệu và lạm dụng thông tin cá nhân từ hệ thống camera giám sát qua đó bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư. Điều này cũng tạo điều kiện cho các nhà sản xuất và người dùng cuối yên tâm về tính an toàn của sản phẩm. Các quy định về giám sát, kiểm tra định kỳ, và quản lý lỗ hổng bảo mật giúp duy trì độ tin cậy của hệ thống camera giám sát.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông việc triển khai áp dụng quy chuẩn đối với camera giám sát là vấn đề cấp thiết, liên quan trực tiếp đến công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, bảo vệ quyền riêng tư và lợi ích của người sử dụng. Dự kiến quy chuẩn này khi ban hành áp dụng đối với các t chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động đánh giá, nghiên cứu, phát triển; đánh giá, lựa chọn và sử dụng các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.

theo PV - Tạp chí luật sư VN

https://lsvn.vn/du-kien-viet-nam-se-co-hon-20-trieu-camera-giam-sat-hoat-dong-1724816724.html

Tin liên quan

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XV - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định về các tình tiết giảm nhẹ trong pháp luật hình sự Việt Nam - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Cải cách tư duy quản lý - điều kiện tiên quyết để ổn định thị trường vàng - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Minh chứng cho quyết tâm đơn giản hóa thủ tục hành chính - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Minh bạch hơn thẩm quyền các Tòa chuyên trách - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ theo Nghị định mới - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Xây dựng các nghị định phân cấp, phân quyền gắn với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực tài chính, ngân hàng - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Thủ tướng: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật hoạt động kinh doanh vàng - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Miễn trách nhiệm hình sự với rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đề xuất thanh tra trong lĩnh vực báo chí, xuất bản sẽ do Thanh tra Chính phủ thực hiện - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Thanh tra Chính phủ: Dự án cơ sở 2 của BV Bạch Mai, Việt Đức - hình ảnh gây xót xa trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, điển hình của sự lãng phí - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần Trusting Social - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Bảo đảm chính xác, hấp dẫn của phóng sự giám sát - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát phát triển và sử dụng nguồn nhân lực - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tranh tụng tại phiên tòa được bảo đảm, áp dụng hình phạt nghiêm minh - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Thẩm tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 - Cập nhật: 26/02/2025 09:38