Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý

Cập nhật: 15/07/2025 15:28

2535

   

Bộ Nội vụ vừa ban hành Quyết định 727/QĐ-BNV ngày 9/7/2025 công bố thủ tục bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với công chức.

 

Theo đó, Bộ Nội vụ hướng dẫn như sau: về trình tự thực hiện, cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý sẽ trình cấp có thẩm quyền xin chủ trương bằng văn bản. Trong đó nêu rõ số lượng chức vụ, chức danh cần kiện toàn, nguồn nhân sự dự kiến bổ nhiệm và dự kiến phân công lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể.

Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm, trong đó xác định rõ nguồn nhân sự dự kiến bổ nhiệm, nội dung khác (nếu có).

Chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải hoàn thành việc thực hiện quy trình nhân sự theo quy định. Trường hợp chưa hoàn thành thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, chỉ đạo.

can-bo-pmtz-1478912132380.jpg
Ảnh minh họa

Quy trình 5 bước với nhân sự công chức tại chỗ

Với nguồn nhân sự tại chỗ, quy trình bổ nhiệm tiến hành qua 5 bước, cụ thể:

Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo. Trên cơ sở chủ trương bổ nhiệm và nguồn nhân sự trong quy hoạch, người đứng đầu chủ trì cùng tập thể lãnh đạo rà soát, thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình nhân sự.

Danh sách nhân sự được giới thiệu phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và phù hợp với chủ trương bổ nhiệm.

Thành phần bao gồm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đại diện cơ quan hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ tham dự hội nghị nhưng không bỏ phiếu.

Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng. Người đứng đầu trao đổi định hướng nhân sự bổ nhiệm để hội nghị thảo luận và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.

Thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo; ban thường vụ cấp ủy cùng cấp hoặc cấp ủy cùng cấp; người đứng đầu các đơn vị thuộc và trực thuộc (nếu có).

Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn, mỗi thành viên tham dự hội nghị giới thiệu 1 người cho 1 vị trí chức vụ, chức danh; người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn.

Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu ở bước tiếp theo.

Trường hợp không có người đạt đủ 30% số phiếu giới thiệu thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo. Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.

Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2). Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tập thể lãnh đạo tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Thành phần tham dự thực hiện như quy định ở bước 1.

Tại bước 3 này, mỗi thành viên cũng giới thiệu 1 người cho 1 vị trí chức vụ, chức danh trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn. Các trường hợp còn lại thực hiện tương tự như bước 2.

Trường hợp nhân sự giới thiệu ở bước này khác với nhân sự được giới thiệu ở bước 2 thì tập thể lãnh đạo thảo luận, xem xét, quyết định việc lựa chọn nhân sự để giới thiệu ở bước tiếp theo bằng phiếu kín.

Người được lựa chọn phải được tối thiểu 2/3 tổng số thành viên tập thể lãnh đạo giới thiệu. Trường hợp không có người đạt đủ số phiếu thì không tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Kết quả kiểm phiếu được công bố tại hội nghị này.

Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt - lấy ý kiến theo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3.

Trình tự lấy ý kiến bao gồm thông báo danh sách nhân sự được giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật; đánh giá, nhận xét ưu, khuyết điểm, triển vọng phát triển và dự kiến phân công công tác.

Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.

Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 3), thảo luận và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín.

Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu giới thiệu thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm.

Trường hợp có 2 người có số phiếu ngang nhau đều đạt 50% số phiếu thì người đứng đầu xem xét, lựa chọn nhân sự để đề nghị bổ nhiệm; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Sau đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.

3 bước quy trình với nhân sự công chức ngoài cơ quan

Với trường hợp nhân sự ngoài cơ quan, tổ chức, đơn vị, quy trình bổ nhiệm tiến hành qua 3 bước.

Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi dự kiến bổ nhiệm về chủ trương bổ nhiệm.

Bước 2: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương bổ nhiệm. Tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác tổ chức lấy phiếu.

Người được đề nghị bổ nhiệm phải đạt trên 50% số phiếu giới thiệu (tính trên tổng số người được triệu tập); trường hợp đạt 50% thì do người đứng đầu xem xét, quyết định.

Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trường hợp nhân sự bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện nhưng còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì cơ quan, bộ phận tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải hoàn thành việc thực hiện quy trình nhân sự theo quy định. Trường hợp chưa hoàn thành thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải báo cáo cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, chỉ đạo.

theo Nguyễn Cúc  - Báo Công lý

https://congly.vn/bo-noi-vu-huong-dan-quy-trinh-bo-nhiem-cong-chuc-lanh-dao-quan-ly-485704.html

Tin liên quan

Bộ NN&MT ban hành Sổ tay hướng dẫn quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Sẽ thông qua 36 luật tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025 - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Cơ quan nào bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó khi vận hành chính quyền 2 cấp? - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo về cải cách thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Những nội dung mới tại Nghị định số 117/2025/ND-CP về quản lý thuế đối với kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Sáng nay Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy tinh gọn, thống nhất, hiệu năng, hiệu quả - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Kiến nghị tăng mức lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025 - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tích cực xây dựng và nhân rộng mô hình hay, cách làm mới - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Cơ sở cho các quyết nghị tạo tiền đề bứt phá - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Sáng nay Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đề xuất Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh có hiệu lực từ ngày Quốc hội thông qua - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đề xuất Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh có hiệu lực từ ngày Quốc hội thông qua - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Làm rõ bản chất hoạt động giám sát của cơ quan dân cử - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6 - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Lan toả công lý từ minh bạch thông tin - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tăng thẩm quyền cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh và xã - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Siết chặt kỷ luật, phòng chống gian lận AI - Cập nhật: 26/02/2025 09:38