Bảo đảm bình đẳng giới, thúc đẩy quyền tham gia chính trị của phụ nữ

Cập nhật: 03/03/2025 11:47

505

   

 Bình đẳng giới là một trọng tâm trong phát triển ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Trong đó, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là một trong những thước đo quan trọng và cao nhất về mức độ bình đẳng giới. Khi quyền tham gia chính trị của phụ nữ được thực hiện một cách đầy đủ hơn, phụ nữ có thể đẩy mạnh các nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị Đối thoại với phụ nữ Việt Nam tháng 10/2022. (Ảnh: nhandan.vn)
 
 

Báo cáo mới nhất năm 2024 đo lường khoảng cách giữa nam giới và phụ nữ (dựa trên 4 chỉ số chính: cơ hội và tham gia kinh tế; sức khỏe và sự sống còn; giáo dục; trao quyền trong chính trị) đã tính toán các chỉ số của 146 quốc gia và xếp hạng những quốc gia đạt tiến bộ nhất về bình đẳng giới (BĐG). Năm 2022, Việt Nam xếp hạng thứ 83 về khoảng cách giới.

Năm 2023, Việt Nam tăng 11 hạng, xếp hạng 72 với 0,711 điểm nhờ mức tăng 3,6 điểm phần trăm về mức độ đại diện của phụ nữ trong Quốc hội. Năm 2024, Việt Nam đã thu hẹp khoảng cách giới thêm +0,3 điểm, đạt điểm BĐG là 71,5% - cao hơn mức trung bình toàn cầu cũng như khu vực Đông Á và Thái Bình Dương và tiếp tục giữ vị trí thứ 72.

Điều này cho thấy, sau hơn gần 18 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam đã có những kết quả rất tích cực.

Các con số và vấn đề trên được PGS.TS Tạ Minh Tuấn - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đưa ra tại Hội thảo “Bình đẳng giới trong chính trị, lãnh đạo, quản lý” do Bộ KH&CN, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) phối hợp tổ chức cuối tháng 2/2025 nhằm chia sẻ các kết quả nghiên cứu, khảo sát về BĐG và cung cấp các luận cứ khoa học để xây dựng khuyến nghị chính sách về BĐG trong chính trị, lãnh đạo, quản lý trong giai đoạn tới.

Theo đại diện Vụ Thanh niên (từ 1/3/2025 là Vụ Công tác thanh niên và bình đẳng giới), Bộ Nội vụ tại Hội thảo, BĐG thể hiện trong mức độ tham gia cấp ủy, chính quyền các cấp địa phương. Tuy tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tính đến năm 2023, tỷ lệ các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ đều tăng so với các nhiệm kỳ trước, nhưng “tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp tăng nhưng chưa đạt được mục tiêu của Chiến lược về BĐG đề ra”.

Lý giải nguyên nhân, PGS.TS. Trần Thị Minh Thi - Phó Viện trưởng Viện Thông tin KHXH (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) nhận định, bên cạnh những rào cản văn hóa, xã hội, định kiến, thì yếu tố thể chế - hệ thống bổ nhiệm và đề bạt cũng là một yếu tố quan trọng khiến tỷ lệ nữ lãnh đạo cấp cao thấp. Mặc dù Việt Nam có nhiều chính sách khuyến khích BĐG, nhưng trong thực tế, quá trình bổ nhiệm lãnh đạo vẫn chịu ảnh hưởng từ hệ thống chính trị và văn hóa truyền thống.

Từ góc độ Hội LHPN Việt Nam, bàn về việc thúc đẩy phụ nữ tham chính, bà Đào Thị Vi Phương - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật, Trung ương Hội LHPN Việt Nam cho biết, hiện nay việc đạt hay không đạt các chỉ tiêu về tỷ lệ phụ nữ tham chính thường là giai đoạn cuối - giai đoạn kết quả của cả quá trình thực hiện các giải pháp, biện pháp thúc đẩy phụ nữ tham chính. Chính vì vậy, có nhiều chỉ tiêu, tỷ lệ luôn khó đạt trong thực tế. Vì thế cần phải nghiên cứu, xem xét cả quá trình thực hiện các biện pháp, giải pháp thúc đẩy phụ nữ tham chính để xác định xem vấn đề cốt yếu là gì, khâu nào là quan trọng để từ đó có những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhằm thúc đẩy phụ nữ tham chính.

Một trong những giải pháp được đề ra để khắc phục thực tế tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp chưa đạt được mục tiêu của Chiến lược về BĐG đề ra, đại diện Vụ Thanh niên, Bộ Nội vụ nhấn mạnh, cần “thực hiện chính sách thu hút những sinh viên xuất sắc, nhà khoa học trẻ, những người có tài năng là nữ vào làm trong các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương; triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích phát huy năng lực, sở trường của đội ngũ cán bộ trẻ; dám nghĩ, dám làm, trong đó có cán bộ nữ trẻ”.

Tin liên quan

Sẽ thông qua 36 luật tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh Chương trình lập pháp năm 2025 - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Cơ quan nào bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó khi vận hành chính quyền 2 cấp? - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Xây dựng nền hành chính hiện đại, hiệu quả - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban Chỉ đạo về cải cách thủ tục hành chính và phân cấp, phân quyền - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Những nội dung mới tại Nghị định số 117/2025/ND-CP về quản lý thuế đối với kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Sáng nay Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy tinh gọn, thống nhất, hiệu năng, hiệu quả - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Kiến nghị tăng mức lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025 - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tích cực xây dựng và nhân rộng mô hình hay, cách làm mới - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Cơ sở cho các quyết nghị tạo tiền đề bứt phá - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Sáng nay Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đề xuất Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh có hiệu lực từ ngày Quốc hội thông qua - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đề xuất Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh có hiệu lực từ ngày Quốc hội thông qua - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Làm rõ bản chất hoạt động giám sát của cơ quan dân cử - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Hoàn thiện các Nghị định phân cấp, phân quyền trước ngày 10/6 - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Lan toả công lý từ minh bạch thông tin - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tăng thẩm quyền cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh và xã - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Siết chặt kỷ luật, phòng chống gian lận AI - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Sáng nay khai mạc Phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Cập nhật: 26/02/2025 09:38