Bộ Thông tin và Truyền thông nói gì về đề xuất tạm ngừng Internet nếu livestream vi phạm pháp luật

Cập nhật: 09/08/2023 09:43

Hiện nay việc sử dụng livestream trên mạng xã hội rất phổ biến, trong đó có những đối tượng đã sử dụng việc này để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, đưa thông tin sai sự thật, xúc phạm cá nhân, tổ chức. Để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng dịch vụ internet đối với các vi phạm này, dự thảo nghị định thay thế Nghị định 72 đang đề xuất các biện pháp xử lý nhanh, khẩn cấp đối với những cá nhân vi phạm pháp luật trên môi trường mạng, trong đó có hình thức livestream.

Ảnh minh họa.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông vào chiều 08/8, trả lời các câu hỏi liên quan đến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (Nghị định 72), đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã làm rõ thêm về các đề xuất về: Quy định xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội bằng số điện thoại; doanh nghiệp có thể từ chối hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet… đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ để livestream, đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng.

Trong đó, đối với đề xuất của dự thảo nghị định thay thế Nghị định 72 là: Doanh nghiệp có thể từ chối hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet… đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ để livestream, đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng, đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử nêu rõ: Hiện nay việc sử dụng livestream trên mạng xã hội rất phổ biến, trong đó có những đối tượng đã sử dụng việc này để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, đưa thông tin sai sự thật, xúc phạm cá nhân, tổ chức.

Để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng dịch vụ internet đối với các vi phạm này, dự thảo nghị định thay thế Nghị định 72 đang đề xuất các biện pháp xử lý nhanh, khẩn cấp đối với những cá nhân vi phạm pháp luật trên môi trường mạng, trong đó có hình thức livestream.

Tuy nhiên, đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cũng khẳng định việc dừng cung cấp dịch vụ viễn thông, internet chưa phải là giải pháp triệt để vì đối tượng vi phạm có thể dùng các tài khoản khác nhau. Đây được coi là giải pháp xử lý bổ sung khẩn cấp, để xử lý kịp thời ngay lập tức cho các tình huống, sai phạm được phát hiện trên môi trường mạng…

Theo dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP, Bộ Thông tin và Truyền thông là đầu mối chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, Internet thực hiện từ chối cung cấp hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, các dịch vụ khác đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ để đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng theo yêu cầu của Bộ.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trữ web (hosting), dịch vụ trung tâm dữ liệu (data center) và các doanh nghiệp khác có trách nhiệm: Thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung, dịch vụ, ứng dụng trên mạng vi phạm pháp luật chậm nhất không quá 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông; từ chối cung cấp hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, các dịch vụ khác đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ để đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông; nhận lệnh điều phối, báo cáo kết quả qua hệ thống kỹ thuật và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bên cạnh đó, đối với đề xuất quy định xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội bằng số điện thoại, đại diện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết: Hiện nay các mạng xã hội trong nước cũng như xuyên biên giới đều đã có yêu cầu người dùng xác thực thông tin cá nhân khi đăng ký bằng email, số điện thoại hoặc cả hai.

Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra yêu cầu xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại là do tình trạng tội phạm lừa đảo trên không gian mạng đang gia tăng. Quy định này được đề xuất từ nhu cầu về quản lý nhà nước cũng như nhu cầu của người dân muốn quản lý chặt chẽ hơn các tài khoản mạng xã hội để hạn chế lừa đảo trực tuyến. Bên cạnh đó, mạng xã hội rất rộng, việc xác thực bằng số điện thoại cá nhân sẽ góp phần để người dùng nâng cao trách nhiệm, ý thức khi cung cấp thông tin lên mạng xã hội.

Quy định này cũng phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, nhất là Luật An ninh mạng. Đồng thời, hiện nay người dùng mạng xã hội có xu hướng chuyển từ dùng trên máy tính sang sử dụng điện thoại, do đó, việc xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại di động sẽ tiện dụng hơn cho người dùng.

theo PV – Tạp chí luật sư VN

https://lsvn.vn/bo-thong-tin-va-truyen-thong-no-i-gi-ve-de-xuat-tam-ngung-internet-neu-livestream-vi-pham-phap-luat-1691536888.html

Tin liên quan

Nghiên cứu đa dạng hoá chính sách ưu đãi thuế - Cập nhật: 22/11/2024 14:13
Công an TP Hồ Chí Minh: Mục tiêu không để tội phạm xảy ra tại bất kỳ cây ATM, ngân hàng nào - Cập nhật: 22/11/2024 08:23
Đợt 2 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tập trung cho công tác lập pháp - Cập nhật: 20/11/2024 09:01
Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 với nhiều nội dung quan trọng - Cập nhật: 20/11/2024 08:54
Hạnh phúc, ấm no của Nhân dân là mục tiêu phấn đấu - Cập nhật: 19/11/2024 10:12
Quyền đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Cập nhật: 19/11/2024 08:38
Chung khảo Cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính TP Hà Nội năm 2024” Thể hiện rõ tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức - Cập nhật: 18/11/2024 08:55
Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​ - Cập nhật: 18/11/2024 08:36
Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Kỳ 1: Nhận diện vấn đề - Cập nhật: 15/11/2024 10:07
Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động “ly khai”, “tự trị” - Cập nhật: 15/11/2024 10:00