Dự kiến sửa đổi, bổ sung khoảng 8 điều của Hiến pháp năm 2013

Cập nhật: 2025.05.05 08:45

2165

   

 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 tại Kỳ họp thứ 9, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho biết, khả năng Hiến pháp năm 2013 được sửa đổi, bổ sung khoảng 8 điều trên tổng số 120 điều.
 

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì họp báo. (Ảnh: Phạm Thắng)
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì họp báo. (Ảnh: Phạm Thắng)
Chiều 4/5, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp

Về dự kiến chương trình và nội dung của Kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc trọng thể vào ngày 5/5/2025, dự kiến bế mạc vào ngày 30/6/2025, theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp thứ 9 được tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1: từ ngày 5/5 đến ngày 29/5/2025; Đợt 2: từ ngày 11/6 và dự kiến bế mạc vào ngày 30/6/2025. Dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 37 ngày.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - một hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định: 54 nội dung về công tác lập hiến, lập pháp (gồm 3 nghị quyết về công tác lập hiến và 51 luật, nghị quyết thuộc công tác lập pháp); 14 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng khác; đồng thời có 8 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để các đại biểu Quốc hội nghiên cứu, làm cơ sở để thực hiện quyền giám sát và xem xét các nội dung theo quy định.

“Việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9 được tiến hành rất kỹ lưỡng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành nhiều thời gian cho ý kiến về các nội dung Kỳ họp, tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách để thảo luận về các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã tăng cường công tác chỉ đạo, chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan, tích cực triển khai, rà soát, hoàn thiện để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ Kỳ họp”, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn nhấn mạnh.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn báo cáo về dự kiến chương trình và nội dung của Kỳ họp. (Ảnh: Phạm Thắng)

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn báo cáo về dự kiến chương trình và nội dung của Kỳ họp. (Ảnh: Phạm Thắng)

 

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn thông tin, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sớm hơn thông lệ với nhiều nội dung quan trọng để xem xét, quyết định các vấn đề thực sự cấp thiết.

Đặc biệt, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, là công việc hết sức hệ trọng, khối lượng công việc cần triển khai rất lớn, có nhiều đổi mới trong cách làm, nhưng thời gian thực hiện không nhiều và phải hết sức khẩn trương, bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/6/2025 để có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị các cơ quan báo chí cần xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tuyến bài về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; bám sát Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hồ sơ dự án do Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 công khai trình Quốc hội...

Sẽ lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp qua VneID

Trả lời báo chí tại cuộc họp báo về các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho hay: Qua phối hợp triển khai nghiên cứu Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Đảng ủy Quốc hội và các cơ quan đã báo cáo Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có tờ trình gửi đại biểu và sẽ báo cáo Quốc hội tại phiên khai mạc ngày 5/5, trong đó có nội dung sửa đổi Hiến pháp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy trả lời về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 được nhiều phóng viên quan tâm. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy trả lời về nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 được nhiều phóng viên quan tâm. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

 

“Nội dung sửa đổi cụ thể chưa đề cập, nhưng các vấn đề tập trung nghiên cứu đã được nêu trong tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể là các nội dung liên quan đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các quy định tại Chương 9 Hiến pháp liên quan đến chính quyền địa phương các cấp.

Với nội dung phạm vi nghiên cứu sửa đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Quốc hội cho phép nghiên cứu theo hướng ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Số điều của Hiến pháp có khả năng sửa khoảng 8 điều trên tổng số 120 điều”, bà Thủy thông tin.

Cũng theo bà Thủy, ngay tại phiên khai mạc Kỳ họp 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Quốc hội xem xét quyết định thành lập Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Sau khi thành lập, Ủy ban này sẽ nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.

Dự thảo Nghị quyết sẽ được công bố lấy ý kiến toàn dân. Nội dung này dự kiến thực hiện rất sớm, theo kế hoạch là từ ngày 6/5, tức là sau khi Ủy ban được thành lập sẽ công bố dự thảo lấy ý kiến Nhân dân và lấy ý kiến trong khoảng 1 tháng.

Sau đó, Ủy ban sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp sẽ tổng hợp tiếp thu ý kiến của Nhân dân và đại biểu tại Kỳ họp để báo cáo Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp chậm nhất là trước ngày 26/6 để làm cơ sở pháp lý xem xét thông qua các luật liên quan đến tổ chức bộ máy và chính quyền địa phương 2 cấp.

 

Có ý kiến cho rằng, việc lấy ý kiến Nhân dân trong 1 tháng là hơi gấp, nhưng theo bà Thủy, lần sửa đổi bổ sung này phạm vi không nhiều, chỉ 8/120 điều của Hiến pháp, nội dung cũng tương đối cụ thể, rõ ràng.

“Trong lần lấy ý kiến Nhân dân lần này, Chính phủ đề xuất ngoài hình thức tổ chức lấy ý kiến truyền thống đã thực hiện trong các lần sửa Hiến pháp trước đây thì có thể áp dụng hình thức tham gia ý kiến, lấy ý kiến thông qua ứng dụng VNeID. Hiện Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Công an tích cực triển khai để lấy ý kiến Nhân dân thông qua ứng dụng này. Đây cũng là điểm mới trong lấy ý kiến Nhân dân”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho biết thêm.

Tin liên quan

Sử dụng dữ liệu cá nhân đúng pháp luật, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Cử tri kiến nghị có chế tài mạnh xử lý người tham gia quảng cáo sữa giả, thuốc giả - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 3: Giải pháp để bộ máy tinh gọn, vận hành hiệu quả - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Giải quyết dứt điểm việc chậm ban hành văn bản quy định các luật, nghị quyết - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tạo hành lang pháp lý hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10% - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Nỗ lực chuẩn bị tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ Chính phủ lần thứ nhất - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ tập trung cải cách thể chế nhiều như hiện nay - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý căn cước công dân - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Khai mạc trọng thể Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, thuốc lá - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Sáng nay, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Bộ trưởng GTVT trả lời chất vấn Quốc hội - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Những dấu ấn đột phá nửa nhiệm kỳ của ngành VHTTDL (Bài 1): Chưa bao giờ văn hóa được quan tâm như hiện nay - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tiếp xúc cử tri TP Bắc Giang: Cử tri kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến an sinh xã hội - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Bộ VHTTDL trân trọng sự đóng góp của báo chí đối với sự phát triển của ngành - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Các cam kết giữa Việt Nam và ILO về cơ bản được hiện thực hóa và đưa vào pháp luật của đất nước - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Triển khai đề án về truyền thông chính sách: Nhiều dấu ấn tích cực - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức trong giai đoạn mới - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Chú trọng hòa giải, minh bạch hoạt động của Tòa án - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Giám sát việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia: Kiến nghị cần sát, đúng, trúng với thực tiễn - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Khắc phục tình trạng hành chính hóa trong nghiên cứu khoa học - Cập nhật: 26/02/2025 09:38