Hướng đến nền hành chính chuyên nghiệp

Cập nhật: 04/06/2023 09:51

  Chính phủ vừa ban hành Nghị định 29/2023/NĐ-CP ngày 3/6/2023 quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ 20/7/2023. Các chế độ chính sách quy định tại Nghị định được áp dụng đến hết 31/12/2030.

Ảnh minh họa. Nguồn internet

Việc Chính phủ ban hành Nghị định này, kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề bộ máy cồng kềnh, công chức, viên chức không đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ và nỗi “đoạn trường” của tinh giản biên chế.

Về bộ máy, gần đây chính Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa nhận sắp xếp đơn vị hành chính là một việc làm mới và thật sự “rất khó, rất phức tạp”. Theo đó, 30 năm (từ 1986 – 2015), nước ta tăng 25 tỉnh, 183 huyện. Đấy là chưa nói đến tình trạng ban lên vụ; vụ lên cục; cục lên tổng cục. Hiệu quả có thể chưa rõ ràng, nhưng những điều trước mắt thì thấy rất rõ như thêm bộ máy, hệ số lương của lãnh đạo, các tiêu chuẩn như xăng – xe… đi kèm.

Nếu như sinh ra đã khó, thì “dẹp” còn khó hơn, bởi sắp xếp đều đụng chạm đến vấn đề nhân sự, con người. Bộ trưởng Nội vụ từng nói: “Bài toán khó khăn lớn nhất là bố trí sắp xếp giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư”.

Còn nhớ, những năm đầu thập niên 70, chúng ta từng thực hiện tinh giản biên chế, nhưng hiệu quả tinh giản cũng chưa thực sự rõ nét.

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, trong năm 2022, các bộ, ngành Trung ương đã giảm 17 tổng cục và tương đương; giảm 8 cục thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 145 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ. Ở địa phương, tiếp tục giảm 711 tổ chức phòng thuộc cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh và huyện. Cả nước giảm 7.469 đơn vị sự nghiệp công lập (đạt 13,5%) so với 2016. Riêng năm 2022, ở bộ, ngành Trung ương đã giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, ngành; địa phương giảm 1.020 đơn vị sự nghiệp công lập.

Tất nhiên, tinh giản biên chế không đơn thuần là cắt giảm số lượng một cách cơ học và làm theo “phong trào”, “mùa vụ” nhất thời. Vấn đề mấu chốt là thiết kế bộ máy khoa học, duy trì bộ máy có biên chế hợp lý nhất, có chất lượng và hiệu quả hoạt động tốt nhất.

Chúng ta đang hướng đến nền hành chính chuyên nghiệp. Nền hành chính ấy phải có đội ngũ công chức chuyên nghiệp, thành thạo và trách nhiệm trong một guồng máy hợp lý, khoa học.

Tính chuyên nghiệp của công chức trong bộ máy hành chính phải kết hợp các yếu tố: năng lực chuyên môn liên quan đến công vụ, sự thành thạo nghiệp vụ trong thực thi công việc được giao. Đặc biệt là tinh thần phụng sự nhân dân, đổi mới, sáng tạo.

Nghị định 29/2023/NĐ-CP được ban hành kịp thời kỳ vọng động viên được số người dôi dư chấp nhận thực hiện chế độ tinh giản.

Tin liên quan

Nghiên cứu đa dạng hoá chính sách ưu đãi thuế - Cập nhật: 22/11/2024 14:13
Công an TP Hồ Chí Minh: Mục tiêu không để tội phạm xảy ra tại bất kỳ cây ATM, ngân hàng nào - Cập nhật: 22/11/2024 08:23
Đợt 2 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tập trung cho công tác lập pháp - Cập nhật: 20/11/2024 09:01
Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8 với nhiều nội dung quan trọng - Cập nhật: 20/11/2024 08:54
Hạnh phúc, ấm no của Nhân dân là mục tiêu phấn đấu - Cập nhật: 19/11/2024 10:12
Quyền đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - Cập nhật: 19/11/2024 08:38
Chung khảo Cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính TP Hà Nội năm 2024” Thể hiện rõ tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức - Cập nhật: 18/11/2024 08:55
Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​ - Cập nhật: 18/11/2024 08:36
Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Kỳ 1: Nhận diện vấn đề - Cập nhật: 15/11/2024 10:07
Nhận diện thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để kích động “ly khai”, “tự trị” - Cập nhật: 15/11/2024 10:00