Quy định mới về tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy

Cập nhật: 11/12/2023 07:34

Mới đây, Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 137-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.

Ảnh minh họa. 

Theo đó, cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy trong quy định 137 gồm: Văn phòng, Ban Tổ chức, Ủy ban kiểm tra, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ban Nội chính. Ngoài các cơ quan nêu trên, khi Bộ Chính trị quyết định thành lập thêm cơ quan khác, Ban Bí thư sẽ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cho cơ quan đó. Cụ thể: 

Văn phòng tỉnh ủy

Lãnh đạo văn phòng tỉnh ủy: Gồm chánh văn phòng và các phó chánh văn phòng, số lượng phó chánh văn phòng do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định. Các đơn vị trực thuộc: Văn phòng tỉnh uỷ có không quá 5 phòng: Tổng hợp; Quản trị; Tài chính đảng; Cơ yếu – Công nghệ thông tin; Hành chính, lưu trữ. Văn phòng Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 6 phòng.

Các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Đảng (nếu có) thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Ban tổ chức

Lãnh đạo ban: Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban, số lượng phó trưởng ban (không bao gồm phó trưởng ban kiêm nhiệm) do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định. Các đơn vị trực thuộc: Ban tổ chức tỉnh uỷ có không quá 4 phòng: Tổ chức cán bộ; Tổ chức đảng, đảng viên; Bảo vệ chính trị nội bộ; Văn phòng. Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội, Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 5 phòng.

Cơ quan ủy ban kiểm tra

Lãnh đạo cơ quan uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ: Gồm chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm, số lượng phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng. Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ là thủ trưởng cơ quan uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ; các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy là phó thủ trưởng cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh uỷ.

Các đơn vị trực thuộc: Cơ quan uỷ ban kiểm tra tỉnh ủy có không quá 4 phòng: Nghiệp vụ I; Nghiệp vụ II; Nghiệp vụ III; Văn phòng. Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ Hà Nội, Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 5 phòng.

Ban tuyên giáo

Lãnh đạo ban: Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban (không bao gồm phó trưởng ban kiêm nhiệm) do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định. Các đơn vị trực thuộc: Ban tuyên giáo tỉnh ủy có không quá 5 phòng: Lý luận chính trị, lịch sử Đảng; Tuyên truyền, Báo chí – Xuất bản; Khoa giáo, Văn hoá – Văn nghệ; Thông tin – Tổng hợp; Văn phòng. Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 6 phòng.

Ban dân vận

Lãnh đạo ban: Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban do ban thường vụ tỉnh uỷ xem xét, quyết định. Các đơn vị trực thuộc: Ban dân vận tỉnh uỷ có không quá 3 phòng: Đoàn thể và các hội; Dân vận các cơ quan nhà nước, dân tộc và tôn giáo; Văn phòng. Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 4 phòng.

Ban nội chính

Lãnh đạo ban: Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban do ban thường vụ tỉnh uỷ xem xét, quyết định. Các đơn vị trực thuộc: Ban nội chính tỉnh ủy có không quá 4 phòng: Theo dõi công tác nội chính và cải cách tư pháp; Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Theo dõi công tác xử lý đơn, thư, tiếp công dân; Văn phòng. Ban Nội chính Thành uỷ Hà Nội, Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 5 phòng.

theo PV (t/h) – Tạp chí luật sư VN

https://lsvn.vn/quy-dinh-moi-cua-ban-bi-thu-ve-to-chuc-bo-may-co-quan-chuyen-trach-tham-muu-giup-viec-tinh-uy-1702225137.html

Tin liên quan