Quyết tâm không ‘nợ đọng’ văn bản của nhiệm kỳ Chính phủ 2016-2021

Cập nhật: 26/02/2021 15:59

Đây là cam kết của các bộ, ngành tại cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về tình hình xây dựng, trình ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật, Pháp lệnh đã có hiệu lực pháp luật và có hiệu lực pháp luật trong thời gian tới…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Cuộc họp diễn ra sáng 26/2 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Sau khi nghe báo cáo tình hình của đại diện các bộ, ngành và quyết tâm không để nợ đọng văn bản quy định chi tiết, kết luận cuộc họp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng hoan nghênh tinh thần này của các bộ, ngành đối với 17 văn bản quy định chi tiết còn tồn đọng đến hiện nay. Để bảo đảm thực hiện quyết tâm trên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản hết sức chủ động cùng các đơn vị của Văn phòng Chính phủ (VPCP) đôn đốc các bộ, ngành có ý kiến tham gia với cơ quan chủ trì.

Về phía VPCP sẽ phối hợp, đôn đốc các thành viên Chính phủ có ý kiến để tổng hợp chuyển lại cơ quan chủ trì. Nhưng ông Dũng lưu ý, thời gian còn lại rất ngắn nên cần xử lý, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý nhanh chóng nhất để trình Chính phủ xem xét, ban hành.

Trường hợp các nội dung trong văn bản quy định chi tiết còn có ý kiến khác nhau thì các cơ quan chủ trì soạn thảo phải báo cáo sớm Phó Thủ tướng phụ trách có chỉ đạo, xử lý. Mục tiêu là chậm nhất vào ngày 20/3 phải ban hành được văn bản, ngay trước thời điểm diễn ra Kỳ họp đầu tiên trong năm 2021 của Quốc hội khóa XIV (dự kiến khai mạc ngày 24/3).

Về tình hình xây dựng, trình ban hành các đề án trong Chương trình công tác quý I/2021 đã được Chính phủ giao các bộ, ngành, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị các bộ, ngành căn cứ thời gian theo kế hoạch để sớm thực hiện. Đây là nhiệm vụ đầu năm cũng là đầu nhiệm kỳ Chính phủ mới sắp tới, đồng thời nhắc lại chỉ đạo của Thủ tướng là các bộ, ngành không được rút nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng đã giao.

“Khó thì mà cần chúng ta, dễ thì ai chả làm được. Cơ quan nhà nước tham mưu ban hành chính sách, xây dựng thể chế nên khó mới cần vượt qua”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh, trong đó sớm đề xuất Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng để ban hành trước khai mạc kỳ họp Quốc hội tháng 3/2021.

theo Hoàng Thư – Báo Pháp Luật Việt Nam

Tin liên quan

Đề nghị bổ sung 04 dự án Luật và 01 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 - Cập nhật: 27/11/2024 08:41
Cao Bằng: Tổng kết 10 năm thi hành Luật Tiếp công dân của HĐND các cấp - Cập nhật: 27/11/2024 07:44
Tuần cuối Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV (ngày 25-30/11): Quốc hội xem xét công tác nhân sự, thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng - Cập nhật: 25/11/2024 14:27
Bế mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Bảo đảm chất lượng cao nhất các nội dung trình Quốc hội - Cập nhật: 20/11/2024 08:57
Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Kỳ 4: Dấu ấn ngành Tư pháp - Cập nhật: 19/11/2024 08:47
Công tác đảng, công tác chính trị trong 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam - Cập nhật: 18/11/2024 08:41
Đột phá từ Trung ương - Cập nhật: 15/11/2024 09:58
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn - Cập nhật: 13/11/2024 10:16
Đổi mới mạnh mẽ việc ban hành, quán triệt, thực hiện Nghị quyết của Đảng - Cập nhật: 12/11/2024 12:51
Lắng nghe, thấu hiểu và quyết liệt tháo gỡ - Cập nhật: 11/11/2024 10:08