Le monde enivrant des jeux de hasard et d'argent au Casinozer Casino: Plongée dans l'univers escarpé du jeu et de la chance

Lorsque l'on pénètre dans l'antre duCasinozer Casino, on est immédiatement captivé par l'atmosphère enivrante qui règne en ces lieux. Les lumières chatoyantes, les sons rythmés des machines à sous et l'excitation palpable des joueurs créent une ambiance palpable de fébrilité et d'espoir. Ouvrir Casinozer Casino Via le Lien : jesuisfrancaiseteuropeen.com L'adrénaline monte à mesure que l'on explore les différents espaces de ce temple du divertissement, où le destin des joueurs peut basculer en un instant.

Les jeux de hasard et d'argent ne font pas de quartier au Casinozer Casino. Ici, la roulette tourne sans relâche, les cartes volent dans un ballet incessant et les jackpots s'accumulent pour ceux qui osent défier la chance. Chaque partie est une occasion de tester son audace et sa stratégie, dans l'espoir de remporter gros. Les croupiers experts guident les joueurs tout au long de leur expérience de jeu, créant une ambiance à la fois glamour et électrisante.

Ancre Au Casinozer Casino, l'excitation est à son comble. Chacun peut trouver son bonheur parmi la variété impressionnante de jeux proposés, des classiques intemporels aux dernières innovations en matière de divertissement. Les tournois réguliers et les événements spéciaux ajoutent une dimension compétitive supplémentaire, attirant les passionnés de jeux de hasard venus de tous horizons. Ouvrir Casinozer Casino Via le Lien : jesuisfrancaiseteuropeen.com La promesse d'une aventure palpitante et lucrative attend ceux qui osent se mesurer aux forces du hasard au Casinozer Casino.

La magie de l'instant présent opère au Casinozer Casino, où les vies peuvent basculer en un clin d'œil. Chaque tour de roulette, chaque tirage de carte est synonyme d'opportunité et de suspense. Les gagnants célèbrent leurs victoires avec euphorie, tandis que les perdants voient dans la défaite une motivation à revenir plus forts. L'univers escarpé du jeu et de la chance se déploie avec intensité à chaque instant, faisant du Casinozer Casino un lieu incontournable pour les amateurs de sensations fortes et de gains mirifiques.

Thủ tướng: Phải chống cho được tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật

Cập nhật: 24/11/2020 17:56

“Chống tham nhũng nói chung là rất quan trọng, cần thiết nhưng mà chống tham nhũng trong làm chính sách pháp luật càng quan trọng”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, phải chống cho được lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. Ảnh: Quang Hiếu

Sáng 24/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị của Chính phủ về công tác xây dựng, hoàn thiện và thi hành pháp luật để đánh giá tình hình trong 5 năm qua và đưa ra biện pháp nâng cao chất lượng công tác này thời gian tới.

Không để thể chế cản đường sự phát triển

Mở đầu hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình nói, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn xác định nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên hàng đầu.

Với quyết tâm để thể chế thực sự trở thành động lực quan trọng, có giá trị dẫn đường, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước, không để thể chế cản trở sự phát triển, theo ông Bình, công tác xây dựng và thi hành pháp luật đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn. Nhiều “điểm nghẽn” về thể chế đã được phát hiện, xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động đầu tư, kinh doanh…

 Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình. Ảnh: Quang Hiếu

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc kể lại câu chuyện “nghẹt thở” về xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư khi chỉ còn 6 tháng nữa là đến thời điểm có hiệu lực mà có đến trên 50 nghị định cần sửa đổi, trên 3.000 điều kiện kinh doanh cần rà soát.

Lúc đó, có ý kiến cho rằng, có lẽ phải xin lùi bởi không đủ thời gian hoàn thành khối lượng đồ sộ như vậy.

“Tôi nhớ lúc đó Thủ tướng đã nói rằng trong Chính phủ không có chỗ để bàn lùi”, ông Lộc nói và cho hay, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, VCCI… đã “chụm đầu” soi xét từng văn bản để đưa ra quyết định việc cắt bỏ, đơn giản hóa thủ tục kinh doanh.

“Và chúng ta đã thành công”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, “cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao sự cầu thị, lắng nghe từ Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ về những sáng kiến, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp”.

Còn hiện tượng vi phạm pháp luật “rất hồn nhiên”

Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật vẫn còn bất cập, vướng mắc, chi phí tuân thủ pháp luật còn cao. Tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của một số văn bản quy phạm pháp luật trong một số lĩnh vực còn chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn, của người dân, doanh nghiệp và nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Đáng lưu ý, tổ chức thi hành pháp luật vẫn là điểm yếu. “Chúng ta thấy có hiện tượng người ta vi phạm pháp luật một cách rất hồn nhiên, ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm túc, nhất là việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường…”, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu.

 Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu. Ảnh: Quang Hiếu

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, cần tiếp tục đổi mới tư duy và nhận thức trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Ông Uông Chu Lưu nhấn mạnh, một xã hội mà mọi người tuân thủ pháp luật thì xã hội đó phồn vinh và phát triển.

Dẫn cuốn sách kinh tế kinh điển “Vì sao các quốc gia thất bại”, trong đó tác giả James A. Robinson nói “thể chế, thể chế và thể chế”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, một quốc gia thành công hay không thì khâu đột phá đầu tiên là thể chế, pháp luật.

Theo người đứng Chính phủ, chúng ta thường hay lo các vấn đề mang tính sự vụ, dự án này, dự án kia mà chưa quan tâm nhiều đến công tác xây dựng thể chế. “Phải sửa lại thói quen làm việc”, Thủ tướng nói.

Điểm lại những kết quả đã đạt được của công tác này trong 5 năm qua, Thủ tướng nhất trí với nhận định, hệ thống pháp luật của Việt Nam cơ bản đầy đủ trên các lĩnh vực, bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, khả thi.

Nợ đọng văn bản giảm nhiều so với nhiệm kỳ trước. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng đổi mới, đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn…

Thủ tướng cũng thống nhất với báo cáo về một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, ông lưu ý, một số dự án luật có “vòng đời” tồn tại ngắn, phải sửa chữa. Công tác tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động còn hạn chế.

Đặc biệt, vẫn còn tình trạng “xin lùi, xin rút” dự án luật, pháp lệnh. Công tác thi hành pháp luật – “đưa pháp luật vào cuộc sống” còn bất cập, chưa có cơ chế đồng bộ để thực hiện hiệu quả. Văn bản trái luật về nội dung, thẩm quyền chậm được xử lý…

“Sau này Bộ Tư pháp phải có danh mục các địa phương, Bộ trưởng sai phạm trong ban hành văn bản”, Thủ tướng nêu rõ.

Khắc phục “quyền anh, quyền tôi” trong xây dựng pháp luật

Đề cập đến nhiệm vụ thời gian tới, theo Thủ tướng, cần tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật, xác định rõ trách nhiệm, sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan…

 “Chống tham nhũng nói chung là rất quan trọng, cần thiết nhưng mà chống tham nhũng trong làm chính sách pháp luật càng quan trọng”, Thủ tướng nhấn mạnh. Ảnh: Quang Hiếu

“Muốn một dự án luật hiệu quả, một nghị định phản ánh đúng tinh thần của luật đã được Quốc hội thông qua thì chúng ta phải đảm bảo chất lượng, không được hình thức”, Thủ tướng nói.

Cạnh đó, phải khắc phục cho được sự phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan trong việc lấy ý kiến, lắng nghe lẫn nhau để hoàn thiện. Cùng với đó, khắc phục tình trạng “quyền anh, quyền tôi” trong xây dựng các dự án luật.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp tiếp tục phát huy vai trò “nhạc trưởng”, cơ quan “gác cửa” trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật của Chính phủ và chính quyền địa phương.

Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy trình và hiện đại hóa kỹ thuật xây dựng pháp luật, trong đó quy định rõ trách nhiệm, đặc biệt là sự phối hợp có trách nhiệm và hiệu quả giữa các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo, lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động.

Các bộ, ngành cần kiên quyết chấm dứt tình trạng nợ đọng; kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh để sớm đưa các quy định của pháp luật vào cuộc sống.

Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND cấp tỉnh phải là người trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, thi hành pháp luật, bố trí nguồn lực thích đáng, tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý, phải chống cho được lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật.

“Chống tham nhũng nói chung là rất quan trọng, cần thiết nhưng mà chống tham nhũng trong làm chính sách pháp luật càng quan trọng”, Thủ tướng nhấn mạnh, cần giữ được sự liêm chính trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật.

Một lần nữa, Thủ tướng nêu rõ, phải quan tâm đặc biệt để đưa đất nước tiến lên bằng thể chế pháp luật, đây là một trong ba đột phá Đảng đã xác định. Ông giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổng hợp đầy đủ các ý kiến để sau hội nghị có sản phẩm là chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện, thi hành pháp luật trong tình hình mới.

theo Hương Giang – Báo Thanh tra

Tin liên quan