Tham dự có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Đỗ Đức Hồng Hà; Cố vấn Phòng, chống tham nhũng khu vực Đông Nam Á, Thái Bình Dương (UNODC) Annika Wythes; Tham tán Đại sứ quán Nhật Bản Matsuki Tasuku; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và đại diện các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường nêu rõ, khiếu nại, tố cáo là quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Bảo vệ ngi tố cáo, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực là một trong những giải pháp quan trọng để phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, tiêu cực.
Chính vì vậy, một trong những yêu cầu nêu ra trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là phải đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng như cơ chế bảo vệ, khuyến khích những cá nhân phát hiện, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
Trong thời gian qua, mặc dù đã có nhiều quy định, chỉ thị kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo và được Nhà nước cụ thể hóa trong Luật Tố cáo, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… từ đó, từng bước hoàn thiện căn cứ, hành lang pháp lý, giúp phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp ý, phê bình, phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, tiu cực… Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng để lộ lọt thông tin của người tố cáo, tố giác; một số trường hợp bị đe dọa, trả thù. Những tồn tại, hạn chế nêu trên là do quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa được ban hành đầy đủ, việc cập nhật, cụ thể hóa hành vi phát sinh chưa theo kịp thực tiễn.
Do đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh, Hội nghị “Tăng cường bảo vệ người tố cáo, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực” là nội dung quan trọng, nhằm để tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, bảo vệ người tố cáo, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Hoàng Xuân Tân cho biết, về phía địa phương, công tác bảo vệ người tố cáo, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 27 ngày 1.1.2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ban hành Quy chế Bí thư Tỉnh ủy tiếp công dân, đối thoại trực tiếp và xử lý phản ánh, kiến nghị.
UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối vi bảo vệ người tố cáo để kịp thời phát hiện các cơ quan, tổ chức, cá nhân không hoàn thành trách nhiệm, nhiệm vụ được giao trong việc bảo vệ người tố cáo, người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về biểu hiện tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, đảng viên, các cơ quan…
Tại hội nghị, các đại biểu, chuyên gia dành thời gian trao đổi, thảo luận, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành và kiến nghị phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tố cáo, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, trao đổi về tình hình, kết quả công tác bảo vệ người tố cáo, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, nguyên nhân và giải pháp tăng cường công tác này kể từ khi Luật Tố cáo năm 2018 có hiệu lực cho đến nay, cũng như các nội dung liên quan đến thực trạng thực hiện quy định về bảo vệ người tố cáo, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và kiến nghị giải pháp trong viện kiểm sát, toà án nhân dân; vai trò của MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, báo chí trong việc bảo vệ người tố cáo…
Hội nghị diễn ra trong 2 ngày, 26 và 27.8.