Sáng nay, xét xử phúc thẩm cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng

Cập nhật: 2025.05.15 08:15

2234

   

Sáng nay (15/5), TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm theo đơn kháng cáo của hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng; Lê Thanh Vân và bị cáo Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Văn phòng Chủ tịch nước.

 

luu-binh-nhuong.png
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm

Phiên tòa phúc thẩm được mở tại trụ sở TAND tỉnh Thái Bình. Thẩm phán Phạm Văn Nam làm chủ tọa phiên tòa.

Ngoài ba bị cáo, HĐXX phúc thẩm còn triệu tập bị hại là Công ty kinh doanh khai thác vật liệu Sao Đỏ và 11 nhân chứng.

Trước đó, HĐXX sơ thẩm TAND tỉnh Thái Bình tuyên phạt bị cáo Lê Thanh Vân 7 năm tù; Nguyễn Văn Vương 14 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng nhận án 3 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và 10 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi”, tổng hợp hình phạt là 13 năm tù.

Trong vụ án, các bị cáo Phạm Minh Cường (Cường "Quắt") và Vũ Đăng Phương bị phạt lần lượt 7 năm và 6 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Tuy nhiên, sau bản án sơ thẩm, bị cáo Lê Thanh Vân, Nguyễn Văn Vương đã có đơn kháng cáo kêu oan, trong khi đó bị cáo Lưu Bình Nhưỡng kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Theo bản án sơ thẩm, trước khi phạm tội, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng là Đại biểu Quốc hội khóa 14, nhiệm kỳ 2016 - 2021, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre. Từ tháng 7/2018 đến tháng 11/2023, bị cáo Nhưỡng giữ chức vụ Phó trưởng Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thời điểm tháng 5, 6/2021, Phạm Minh Cường đến gặp trao đổi với bị cáo Lưu Bình Nhưỡng về thủ đoạn để lấy tiền của chi nhánh Công ty Sao Đỏ và nhờ bị cáo Nhưỡng can thiệp để tạo điều kiện cho Cường làm ăn thuận lợi.

Sau khi được Cường bán cho 30 ha bãi triều với giá khoảng 1,2 tỉ đồng (chỉ lấy 900 triệu đồng), bị cáo Nhưỡng gọi điện cho lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình can thiệp để giúp đỡ Cường.

Đồng thời, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng cũng đến một số cơ quan chức năng khác ở địa phương để tạo thanh thế, tạo điều kiện cho Cường tiếp tục cưỡng đoạt tài sản.

Từ tháng 10/2021 đến tháng 7/2022, Cường cùng đồng phạm tiếp tục cưỡng đoạt tài sản của chi nhánh Công ty Sao Đỏ, tổng số tiền hơn 1,6 tỉ đồng.

Ngoài ra, tháng 12/2020 và tháng 5/2021, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng lấy tư cách đại biểu Quốc hội ký văn bản gửi lãnh đạo UBND TP Hải Phòng, Chánh án, Viện trưởng VKS và giám đốc Công an TP Hải Phòng can thiệp để giải quyết theo hướng có lợi cho một người tên Thao, hưởng lợi bộ cánh cổng gỗ trị giá 75 triệu đồng và nhằm hưởng lợi 1 lô đất trị giá 160 triệu đồng.

Ngày 15/3/2021, bị cáo Nhưỡng lấy tư cách Đại biểu Quốc hội can thiệp đến Chính phủ để Công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện dự án Quế Võ III của tỉnh Bắc Ninh và đã được hưởng lợi 300.000 USD.

Ngày 18/7/2019 và ngày 1/10/2019, bị cáo Nhưỡng lấy tư cách là Đại biểu Quốc hội ký 2 văn bản can thiệp, yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh cho công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án 36 ha, hưởng lợi 1 lô đất ở Đông Anh trị giá hơn 1,8 tỉ đồng và nhằm hưởng lợi 1.000m2 đất tại dự án này (có trị giá hơn 1,9 tỉ đồng).

Từ tháng 7 đến tháng 10/2023, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (thời điểm này là Phó trưởng Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội) gọi điện, ký văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để CTCP Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và đã hưởng lợi 210 triệu đồng.

Trong khi đó, bị cáo Lê Thanh Vân ký 4 văn bản can thiệp đến lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đồng ý cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án 36 ha, hưởng lợi 1 lô đất ở Đông Anh, Hà Nội, trị giá hơn 1,8 tỉ đồng và hưởng lợi 1.000m2 đất trị giá hơn 1, 9 tỉ đồng.

Bị cáo Nguyễn Văn Vương là người đến gặp bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và bị cáo Lê Thanh Vân, nhờ can thiệp đến lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh để Công ty Hạ Long được tiếp tục triển khai dự án 36 ha, hưởng lợi hơn 26 tỉ đồng.

theo Mạnh Hùng - Báo Công lý

https://congly.vn/sang-nay-xet-xu-phuc-tham-cuu-dai-bieu-quoc-hoi-luu-binh-nhuong-478738.html

Tin liên quan

Tuần làm việc thứ 3 của Quốc hội khóa XV: Trọng tâm là công tác lập pháp - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Không để xảy ra tiêu cực trong công tác cán bộ khi sáp nhập tỉnh xã - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương ân hận vì sai phạm - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tăng cường minh bạch, công khai, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Xử lý triệt để những vấn đề, vụ việc gây lãng phí lớn - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Cán bộ đã bị kỷ luật sẽ không được bố trí, giới thiệu giữ chức vụ cao hơn - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Quyết liệt phòng, chống thứ "giặc ở trong lòng” - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
An Giang Cựu Chủ tịch tỉnh lợi dụng chức vụ bị tuyên 8 năm 6 tháng tù - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi): Dự kiến tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đề nghị xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân chậm gửi báo cáo kiểm kê tài sản công - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tuyên án nhóm đăng kiểm viên đường thủy nhận hối lộ - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Nở rộ bẫy lừa mạo danh shipper, Hà Nội yêu cầu bảo mật thông tin người dùng - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Cựu Bí thư Vĩnh Phúc nhận hối lộ gần 50 tỷ đồng - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị từ 10-11 năm tù trong vụ án tại VNCERT - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Thông báo tạm dừng các hệ thống thuế điện tử - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Hình ảnh phiên tòa xét xử cựu Bí thư và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Kỷ luật 6 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý - Cập nhật: 26/02/2025 09:38