Xử lý triệt để những vấn đề, vụ việc gây lãng phí lớn

Cập nhật: 2025.04.23 10:13

2112

   

 

Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, trong đó mục tiêu nhấn mạnh việc xử lý triệt để những vấn đề, vụ việc gây lãng phí lớn, bức xúc trong dư luận, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.

 

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 806/QĐ-TTg ngày 22/4/2025 ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035.

nguyen-hoa-binh-22-4.jpg
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: VGP

Quyết định nêu rõ, mục tiêu chung nhằm ngăn chặn, đẩy lùi lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, thịnh vượng; giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Mục tiêu cụ thể là khắc phục những hạn chế, bất cập trong chính sách, pháp luật; tăng cường thực thi pháp luật trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là những lĩnh vực dễ phát sinh lãng phí.

Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới; cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số.

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa; đẩy mạnh giám sát, kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí. Xử lý triệt để những vấn đề, vụ việc gây lãng phí lớn, bức xúc trong dư luận, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ.

Theo quyết định, chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2025 đến năm 2030): Trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục bất cập của hệ thống pháp luật để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV, Khóa XVI; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi lãng phí.

Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2031 đến năm 2035): Phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết quả, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống lãng phí và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2031 - 2035 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược. Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2036.

Trong đó có 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra bao gồm: Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống lãng phí.

Tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiệu lực, hiệu quả.

Quản lý, sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực, tài lực hiệu quả, tăng cường tính bền vững; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp.

Tập trung giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, tồn đọng, kéo dài gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý các vụ việc lãng phí.

Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và Nhân dân trong phòng, chống lãng phí;

Tăng cường năng lực cho các cán bộ, công chức thực hiện công tác phòng, chống lãng phí.

theo Việt An - Báo Công lý

https://congly.vn/xu-ly-triet-de-nhung-van-de-vu-viec-gay-lang-phi-lon-476217.html

Tin liên quan

Tăng cường minh bạch, công khai, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Cán bộ đã bị kỷ luật sẽ không được bố trí, giới thiệu giữ chức vụ cao hơn - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Quyết liệt phòng, chống thứ "giặc ở trong lòng” - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
An Giang Cựu Chủ tịch tỉnh lợi dụng chức vụ bị tuyên 8 năm 6 tháng tù - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi): Dự kiến tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đề nghị xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân chậm gửi báo cáo kiểm kê tài sản công - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tuyên án nhóm đăng kiểm viên đường thủy nhận hối lộ - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Nở rộ bẫy lừa mạo danh shipper, Hà Nội yêu cầu bảo mật thông tin người dùng - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Cựu Bí thư Vĩnh Phúc nhận hối lộ gần 50 tỷ đồng - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị từ 10-11 năm tù trong vụ án tại VNCERT - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Thông báo tạm dừng các hệ thống thuế điện tử - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Hình ảnh phiên tòa xét xử cựu Bí thư và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Kỷ luật 6 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Thủ tướng kỷ luật nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Nếu chống lãng phí thành công như chống tham nhũng, đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Xét xử vụ án tham ô của 'bộ sậu' Công ty 878 - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Nguyễn Cao Trí đã bồi thường 1.000 tỷ đồng cho Trương Mỹ Lan, đóng 189 tỷ đồng tiền án phí - Cập nhật: 26/02/2025 09:38