Bảo vệ trẻ em từ góc độ của pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình

Cập nhật: 30/06/2025 08:33

2470

   

  Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) là một vấn đề xã hội được các cấp, các ngành rất quan tâm. Nhiều quy định của pháp luật đã được ban hành mới hoặc bổ sung. Gần đây nhất, Luật Phòng, chống BLGĐ được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 14/11/2022, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023 với nhiều điểm mới, là công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, nhất là người dễ trở thành đối tượng, nạn nhân của BLGĐ.
 

 

Tư vấn về quyền trẻ em trong khuôn khổ Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 do Bộ Y tế tổ chức ngày 31/5/2025. (Ảnh minh họa - Nguồn: BYT)
Tư vấn về quyền trẻ em trong khuôn khổ Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 do Bộ Y tế tổ chức ngày 31/5/2025. (Ảnh minh họa - Nguồn: BYT)

Nam miền Bắc
Những con số buồn

Cuối tháng 6/2025, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành quyết định xử phạt ông Phan Văn T (xã Sơn Lâm) 30 triệu đồng vì đánh con. Theo Quyết định xử phạt, ngày 29/4, ông T đã sử dụng đoạn dây điện đánh con đẻ là cháu Ph.H.K (11 tuổi) và ngày 30/4 sử dụng đoạn ống nước bằng nhựa dẻo đánh cháu K gây thương tích. Căn cứ quy định hiện hành, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định xử phạt ông T 15 triệu đồng đối với mỗi hành vi “sử dụng các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình”. Tổng tiền phạt của 2 lần đánh cháu K là 30 triệu đồng.

Trước đó, vào tháng 6/2024, hai chị em ruột N.T.Q.H, SN 2004 và N.T.Q.L, SN 2007, đã trình báo công an về việc bị cha ruột là ông N.V.K xâm hại tình dục khi các cháu 7 tuổi và 10 tuổi. Cụ thể, ngày 25/6/2024, trong lúc về thăm quê, bà Đỗ T.H và 2 con gái Q.H và Q.L đã tới công an xã Hải Phú, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ông N.V.K.

Cơ quan công an tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã chuyển hồ sơ tới Công an quận Bình Thạnh, TP HCM để tiếp tục điều tra, giải quyết do vụ việc xảy ra trên địa bàn của địa phương này. Mới đây nhất tháng 6/2025, N.T.Q.H và N.T.Q.L đã có đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an TPHCM và Viện KSND TP HCM, đề nghị khởi tố bị can đối với cha ruột, là ông N.V.K.

 

Trong Tháng hành động vì trẻ em năm 2024, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 (Tổng đài 111) đã có con số thống kê, sau 20 năm hoạt động, Tổng đài đã tư vấn hỗ trợ gần 10.869 ca trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, bị bóc lột, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vi phạm quyền trẻ em.

Các ca tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực trẻ em và tư vấn liên quan đến pháp luật tăng mạnh trong những năm gần đây. Cụ thể, trong 10.869 ca hỗ trợ, can thiệp có 4.901 ca bạo lực trẻ em (chiếm 45,09%); 2.635 ca về xâm hại tình dục trẻ em (chiếm 24,24%); 906 ca về trẻ em bị bóc lột (chiếm 8,34%)... Tính từ năm 2020 đến nay tỉ lệ các cuộc gọi tư vấn liên quan đến xâm hại, bạo lực chiếm 51,57%; cuộc gọi tư vấn về pháp luật chiếm 28,24%...

Thay đổi quan niệm chấp nhận việc cha mẹ sử dụng kỷ luật bạo lực với con

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), vấn nạn bạo hành trẻ em đối với trẻ em gái, trẻ em trai và thanh, thiếu niên diễn ra rất phổ biến, trong khi việc cha mẹ sử dụng các hình thức kỷ luật bạo lực lại được không ít cộng đồng chấp nhận. Bạo lực bao gồm bạo lực về thể chất, tinh thần hoặc tình dục và có thể xảy ra ở bất kỳ môi trường nào: ở nhà, ở trường, tại nơi làm việc, trên không gian mạng và trong cộng đồng, hành vi bạo lực trẻ em thường bị che giấu bởi sự im lặng. Bạo lực ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tâm thần và thể chất của trẻ.

 

Từ những vụ việc trên có thể thấy một thực tiễn là dù đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội, nhưng các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ vẫn chưa thực sự đi sâu vào cuộc sống, thấm vào nhận thức của đại bộ phận người dân, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu biết về những quy định liên quan đến vấn đề này. Bởi thế, tình trạng bạo lực trong gia đình ở nhiều mức độ vẫn xảy ra, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về pháp luật.

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về Luật Phòng, chống BLGĐ cần phải làm liên tục và thường xuyên nhằm thay đổi những quan niệm mang tính định kiến về giới và coi BLGĐ chỉ là mâu thuẫn gia đình của người dân là điều kiện rất quan trọng trong hoạt động phòng, chống BLGĐ. Cần huy động sự tham gia tích cực của nam giới trong phòng, chống BLGĐ. Nam giới không thể đứng ngoài cuộc vì đây chính là đối tượng có thể làm thay đổi vấn đề BLGĐ...

Riêng ở góc độ bảo vệ trẻ em trước BLGĐ, cần nâng cao nhận thức về tác động và hậu quả của BLGĐ lên cuộc sống và phát triển của trẻ em trong gia đình có bạo lực. Việc chứng kiến những cảnh bạo lực diễn ra trong gia đình sẽ tác động lớn đến tâm, sinh lý và phát triển của trẻ em vì thế cần có chương trình đặc biệt về nâng cao nhận thức về vấn đề bạo hành trong gia đình cho phụ nữ và trẻ em để giúp cho phụ nữ và trẻ em có kiến thức cần thiết khi đối mặt với bạo hành gia đình như tìm đến ai và ở đâu để trình báo khi bị bạo hành. Những chương trình nâng cao nhận thức này phải được thiết kế phù hợp với trình độ và ngôn ngữ của các nhóm dân cư…

 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Trẻ em năm 2016, việc bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ: Phòng ngừa (gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt); Hỗ trợ (bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em); Can thiệp (gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; Hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt).

Tin liên quan

Chính sách miễn, hỗ trợ học phí góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Chính sách miễn, hỗ trợ học phí góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Sẵn sàng cho mô hình chính quyền địa phương hai cấp - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Bảo đảm bộ máy chính quyền mới vận hành thông suốt - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1/7 - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế-xã hội, biểu quyết thông qua 2 dự án luật - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Hướng dẫn một số nội dung về tổ chức và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp xã nhiệm kỳ 2021 – 2026 sau sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
“Không đề xuất điều chỉnh tăng mức tiền phạt vi phạm hành chính tối đa đối với bất kỳ lĩnh vực quản lý nhà nước nào” - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Hà Nội cập nhật bản đồ địa chính cho 126 xã, phường mới - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp trình Quốc hội thông qua sớm nhất có thể - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy - giải pháp chiến lược thực hành tiết kiệm - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Năm 2025 phải cơ bản tháo gỡ các 'điểm nghẽn' do quy định pháp luật - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐẠ HOAI: PHÁT HUY HIỆU QUẢ VỐN NGÂN SÁCH TRONG ĐẦU TƯ CÔNG - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Ý chí và nguyện vọng của tuổi trẻ trong góp ý sửa đổi Hiến pháp - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Phát huy bản lĩnh, trí tuệ nơi gần dân nhất - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Một số nội dung cần lưu ý trong bộ đề lý thuyết thi sát hạch GPLX mới - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp đơn vị hành chính các cấp - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Thủ tướng yêu cầu tất cả thủ tục liên quan đến doanh nghiệp làm trực tuyến - Cập nhật: 26/02/2025 09:38