Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Cập nhật: 2025.03.27

1933

   

 Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Chiều 26/3, Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, nhiệm kỳ khóa XV đã thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (DLCN).

Cân nhắc việc cấm mua bán dữ liệu cá nhân

Các ĐBQH tán thành cao sự cần thiết ban hành Luật Bảo vệ DLCN; việc ban hành Luật nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo của Đảng về chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong hội nhập quốc tế, đặc biệt là ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm DLCN, thu thập, tấn công, chiếm đoạt, mua bán trái phép DLCN trong thời gian vừa qua diễn ra hết sức phức tạp. Đồng thời, các ĐB góp thêm nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Quan tâm đến các hành vi bị nghiêm cấm được thể hiện tại Điều 7, trong đó có quy định nghiêm cấm mua bán DLCN tại khoản 5 Điều 7 của dự thảo Luật, ĐB Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nôngđề nghị làm rõ cấm mua bán DLCN thì có cấm hành vi tặng, cho hay không. Dữ liệu mà tổ chức, doanh nghiệp thu thập được của chủ thể DLCN là dữ liệu đã được xử lý. Theo quy định tại khoản 8 Điều 2, xử lý DLCN là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới DLCN như thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, tiết lộ, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền, đưa, cung cấp, chuyển giao, hủy DLCN hoặc các hành động khác có liên quan. Do đó, lúc này dữ liệu do doanh nghiệp, tổ chức thu thập là tập hợp dữ liệu của nhiều chủ thể DLCN và chi phí của doanh nghiệp, tổ chức cho hoạt động xử lý DLCN. Vì vậy, ĐB Mai cho rằng việc cấm mua bán DLCN cần được cân nhắc.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Đại biểu Nguyễn Trường Giang. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

 

ĐB Nguyễn Trường Giang (Đoàn Đắk Nông) phân tích, DLCN nếu bình thường nằm riêng lẻ là của mỗi một cá nhân, nhưng DLCN theo Luật này đã được qua xử lý, tức là qua tập hợp, qua mã hóa thành một tệp, bây giờ chúng ta cấm mua bán là không ổn. ĐB chỉ rõ không ổn ở chỗ nếu chỉ cấm mua bán thì có được trao đổi không? ĐB Giang dẫn chứng một tập đoàn có thể có rất nhiều công ty và các công ty này thu thập các dữ liệu, mã hóa và xử lý và chuyển cho các công ty khác trong tập đoàn để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của họ thì không rõ họ được có trao đổi hay không. Từ đó, ĐB đề nghị phải làm rất rõ khi nào được mua bán, khi nào được trao đổi.

Vừa qua, ĐB đi khảo sát với Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của QH thì ghi nhận các doanh nghiệp cũng kiến nghị liên quan đến vấn đề chuyển DLCN từ bộ phận này sang bộ phận khác như nào để phát huy hiệu quả nhất đối với gói DLCN đã được xử lý.

Sẽ “áp” một mức thuế suất 10% đối với cơ quan báo chí

Sáng cùng ngày, thảo luận về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (sửa đổi), một số ĐBQH tiếp tục bày tỏ sự quan tâm về thuế suất đối với cơ quan báo chí.

Đại biểu Thạch Phước Bình. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Đại biểu Thạch Phước Bình. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

 

ĐB Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh) phản ánh, theo quy định tại Điều 10 của Luật Thuế TNDN (sửa đổi), cơ quan báo chí vẫn phải chịu mức thuế suất TNDN chung là 20%. Tuy nhiên, ở điểm d khoản 2 Điều 13 của dự thảo Luật lại quy định mức thuế ưu đãi là 10% đối với thu nhập của cơ quan báo chí từ hoạt động báo in thuộc ngành, nghề báo chí, bao gồm cả quảng cáo trên báo theo Luật Báo chí. Điều này tạo ra hai bất cập trong chính sách thuế suất đối với cơ quan báo chí.

Bất cập thứ nhất thể hiện ở sự mâu thuẫn giữa thực tiễn hoạt động báo chí và chính sách thuế. Cụ thể, báo chí trực tuyến hiện nay đang trở thành phương thức chủ đạo, trong khi báo in thì ngày càng giảm sút. Nhiều tòa soạn đã cắt giảm hoặc ngừng xuất bản báo giấy để tập trung vào báo điện tử. Bên cạnh đó, báo in được hưởng mức thuế ưu đãi 10%, trong khi báo điện tử lại phải chịu mức thuế 20%, dù cả 2 đều phục vụ mục tiêu cung cấp thông tin chính thống, định hướng dư luận và thực hiện nhiệm vụ truyền thông của Đảng, Nhà nước…

Bất cập thứ hai là ảnh hưởng tiêu cực đến báo chí trong bối cảnh cạnh tranh số. Theo đó, nhiều cơ quan báo chí điện tử gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động do doanh thu từ quảng cáo bị sụt giảm, trong khi vẫn phải chịu thuế suất cao hơn báo in. Ngoài ra, Nhà nước đã có chính sách chuyển đổi số báo chí nhưng chính sách thuế vẫn chưa theo kịp thực tế, tạo rào cản tài chính cho các cơ quan báo chí điện tử. Đáng chú ý, hiện nay các nền tảng như Google, Facebook chiếm phần lớn doanh thu quảng cáo nhưng chỉ chịu thuế gián tiếp tại Việt Nam, trong khi đó báo chí trong nước vừa chịu thuế cao, vừa phải cạnh tranh khốc liệt với các nền tảng này.

Từ những lý giải trên, ĐB Bình đề nghị để đảm bảo công bằng, khuyến khích báo chí phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số thì cần áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí, không phân biệt báo in hay báo điện tử. Giải pháp này sẽ hỗ trợ cơ quan báo chí vượt qua khó khăn tài chính, duy trì hoạt động và đảm bảo chất lượng nội dung thông tin; tạo sự công bằng giữa các loại hình báo chí, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh với nền tảng xuyên biên giới, góp phần bảo vệ báo chí chính thống…

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

 

Làm rõ về thuế báo chí, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết trong bối cảnh hiện nay, nhất là sắp xếp lại các cơ quan báo và đặc biệt loại hình báo in sẽ cùng với các loại hình khác, thì việc không phân biệt thuế suất với các loại hình báo chí cũng phù hợp. Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội để tiếp thu phương án quy định một mức thuế suất là 10%.

Tin liên quan

Bộ Nội vụ đề xuất bố trí nhà công vụ cho công chức sau sáp nhập tỉnh - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Công an Hà Nội triển khai lắp đặt 3.700 camera giám sát ứng dụng AI - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 4 - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Nghiên cứu cơ chế đặc thù đối với vùng đất là Thủ đô kháng chiến - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XV mang tính lịch sử đối với đất nước - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đề xuất bảo lưu tiền lương trong 06 tháng cho cán bộ sau sáp nhập tỉnh, xã - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Bộ Nội vụ đề nghị tạm dừng trình Đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Trình tự thủ tục sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Giải quyết tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tin giả, bạo lực mạng và quyền riêng tư: Góc khuất của thời đại số - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tên gọi cho đơn vị hành chính sau sáp nhập: Bảo đảm tính kế thừa, hướng đến sự phát triển chung - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sắp xếp: Gần dân hơn để giải quyết công việc cho dân thuận lợi hơn - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Dự kiến Quốc hội sẽ xem xét việc sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Quy trình kiểm toán của kiểm toán nhà nước từ 17/4/2025 - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Hoàn thiện khung pháp lý để tiền điện tử, tài sản số sớm có giá trị pháp lý tại Việt Nam - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Bộ KH&CN công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ sau hợp nhất - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Định hướng xây dựng, phát triển đất nước-lý luận và thực tiễn Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Bộ Nội vụ: 5 lý do Luật Tổ chức chính quyền địa phương cần được sửa đổi - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Nhiều chính sách mới về giao thông có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 - Cập nhật: 26/02/2025 09:38