Trình tự thủ tục sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính

Cập nhật: 2025.03.19

1903

   

 Đề án sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Vừa qua, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2025. Điều 10 Luật này đã quy định về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

Bước 1: Xây dựng đề án

Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:

- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;

- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;

- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ. 

Bước 3: Lấy ý kiến Nhân dân

Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.

Bước 4: Hoàn thiện đề án

Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.

Bước 5: Thẩm định đề án

Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Bước 6: Xem xét thông qua đề án

Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ngoài ra, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 cũng quy định rõ, việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân.

- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

HUYỀN TRANG (t/h)

Tin liên quan

Bộ Nội vụ đề xuất bố trí nhà công vụ cho công chức sau sáp nhập tỉnh - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Công an Hà Nội triển khai lắp đặt 3.700 camera giám sát ứng dụng AI - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 4 - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Nghiên cứu cơ chế đặc thù đối với vùng đất là Thủ đô kháng chiến - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XV mang tính lịch sử đối với đất nước - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đề xuất bảo lưu tiền lương trong 06 tháng cho cán bộ sau sáp nhập tỉnh, xã - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Bộ Nội vụ đề nghị tạm dừng trình Đề án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Giải quyết tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tin giả, bạo lực mạng và quyền riêng tư: Góc khuất của thời đại số - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Tên gọi cho đơn vị hành chính sau sáp nhập: Bảo đảm tính kế thừa, hướng đến sự phát triển chung - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sắp xếp: Gần dân hơn để giải quyết công việc cho dân thuận lợi hơn - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Dự kiến Quốc hội sẽ xem xét việc sáp nhập tỉnh tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Quy trình kiểm toán của kiểm toán nhà nước từ 17/4/2025 - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Hoàn thiện khung pháp lý để tiền điện tử, tài sản số sớm có giá trị pháp lý tại Việt Nam - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Bộ KH&CN công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ sau hợp nhất - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Định hướng xây dựng, phát triển đất nước-lý luận và thực tiễn Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Bộ Nội vụ: 5 lý do Luật Tổ chức chính quyền địa phương cần được sửa đổi - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Nhiều chính sách mới về giao thông có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 - Cập nhật: 26/02/2025 09:38